Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cục HHVN tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên

Go down

Cục HHVN tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên  Empty Cục HHVN tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên

Bài gửi by admin Mon Feb 21, 2011 12:56 pm

Sau gần 2 năm thực hiện các quyết định và chương trình đào tạo, huấn luyện, có thể đánh giá công tác huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu của Việt Nam đã bám sát yêu cầu của Điều ước quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan. Nhiều trường, trung tâm huấn luyện đã và đang tiến hành việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và nguồn nhân lực, đồng thời không ngừng hoàn thiện chương trình huấn luyện nên đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng thuyền viên làm việc trên các tàu biển Việt Nam. Nhờ đó, từng bước tăng được thị phần xuất khẩu thuyền viên; đáp ứng nhu cầu bổ sung thêm đội ngũ hoa tiêu hàng hải, kịp thời phục vụ sản xuất.

Việt Nam có mặt trong “Danh sách trắng”

Ngày 28/12/2008, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, Thông tư số 06/2009/TT-BGTVT ngày 18/6/2009 về tiêu chuẩn đào tạo, cấp, thu hồi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải và một số quyết định khác phê duyệt chương trình huấn luyện hoa tiêu hàng hải, chương trình đào tạo thuyền viên từ bờ ra đảo

phù hợp với Công ước quốc tế SRCW 78/95 và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Việc triển khai Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT đã đáp ứng được một phần yêu cầu của thực tế là tăng thời gian đảm nhiệm chức danh của thuyền viên, khắc phục khiếm khuyết trong vấn đề bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh.

Tháng 4/2010, Việt Nam đã trình báo cáo đánh giá tự nguyện lên IMO. Trên cơ sở báo cáo này và kết quả kiểm tra, đánh giá của các chuyên gia quốc tế, IMO đánh giá việc đào tạo thuyền viên của Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ và có hiệu quả các quy định của Công ước và đưa Việt Nam vào “Danh sách trắng”.

Việc Việt Nam có tên trong “Danh sách trắng” đã khẳng định trình độ của thuyền viên Việt Nam có thể ngang bằng với thuyền viên của các nước có ngành hàng hải phát triển và mở ra nhiều cơ hội trong việc hợp tác hàng hải giữa Việt Nam và các nước, cũng như cơ hội xuất khẩu thuyền viên đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Đến nay, Việt Nam đã ký thỏa thuận công nhận văn bằng với 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đội ngũ hoa tiêu hàng hải phần lớn là những thuyền trưởng, sỹ quan hàng hải nhiều kinh nghiệm đi biển, đã qua đào tạo và hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết A.960 (23) của IMO khuyến nghị về huấn luyện và cấp giấy chứng nhận và quy trình hoạt động đối với hoa tiêu hàng hải tại Thông tư số 06/2009/TT-BGTVT ngày 18/6/2009 của Bộ GTVT.

Để đáp ứng yêu cầu huấn luyện, Bộ GTVT đã cấp Giấy phép hành nghề huấn luyện thuyền viên cho 07 cơ sở huấn luyện đặt tại trường Đại học Hàng hải, Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh, Cao đẳng Hàng hải 1, Cao đẳng Nghề hàng hải TP. Hồ Chí Minh, trường dân lập Bách nghệ Hải Phòng, Cao đẳng nghề Duyên Hải, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam.

Công tác đào tạo, huấn luyện từng bước đi vào chiều sâu

Quyết định số 31 đã tạo điều kiện cho học viên, thuyền viên được tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ để có thể dự thi lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn chức danh cao hơn, ở hạng tàu có tổng dung tích hoặc tổng công suất máy chính cao hơn thông qua việc cho phép đào tạo liên thông; Thông tư số 06 đã cho phép mở rộng đối tượng được tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản. Do đó, về cơ bản, các quyết định này đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tế sản xuất và nhu cầu của thuyền viên.

Cục HHVN đã chủ động phối hợp với các trường hàng hải nghiên cứu nội dung của Công ước STCW 78/95 sửa đổi Manila, Quyết định số 31, Thông tư số 06 và để xây dựng các văn bản pháp luật, bao gồm cả nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện để trình Bộ GTVT phê duyệt, ban hành.

Các trường hàng hải, đặc biệt là các trung tâm huấn luyện thuyền viên, đã rất tích cực trong công tác chuẩn bị điều kiện phục vụ cho việc huấn luyện đáp ứng những yêu cầu của Công ước và những quy định mới có liên quan của Việt Nam. Đội ngũ huấn luyện viên được bồi dưỡng đào tạo lại, đồng thời việc cập nhật kiến thức mới; xây dựng, đổi mới chương trình huấn luyện, xây dựng cập nhật giáo trình, tài liệu phục vụ việc huấn luyện; tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị phục vụ công tác đào tạo hoa tiêu hàng hải... cũng được quan tâm, đầu tư.

Chỉ sau một thời gian ngắn, hoạt động quản lý Nhà nước về đào tạo, huấn luyện đã từng bước đi vào chiều sâu, tạo được cơ sở pháp lý và hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ và chi tiết; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng đã từng bước được đẩy mạnh nên việc quản lý hiệu quả hơn.

Nhìn chung, các cơ sở huấn luyện đào tạo thuyền viên đều thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật có liên quan. Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên của các trường và cơ sở huấn luyện có trình độ chuyên môn và tay nghề khá cao, đáp ứng được yêu cầu cơ bản về giảng dạy và huấn luyện thuyền viên.

Đặc biêt, một số trường, trung tâm đã chủ động liên hệ với một số doanh nghiệp vận tải biển để tổ chức công tác huấn luyện, thực hành cho thuyền viên tại doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình đào tạo, huấn luyện mà Bộ GTVT quy định.

Để khắc phục thực trạng chúng ta chưa có chương trình đào tạo bài bản, chính thức nên các trường đã chủ động phối hợp với các công ty hoa tiêu hàng hải trong việc đào tạo hoa tiêu hàng hải.

Trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, Cục HHVN đã tổ chức huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên trong cả nước. Cụ thể: Đã đào tạo 4.645 sỹ quan boong có tổng dung tích dưới 500 GT, từ 500 GT trở lên, sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 KW, từ 750 KW trở lên; 2.959 thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai các hạng tàu; 44 người tốt nghiệp khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản; 17 người tốt nghiệp khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao… Đã cấp 788 GCN KNCM thuyền trưởng các hạng tàu; 840 GCN KNCM đại phó các hạng tàu; 674 GCN KNCM máy trưởng các hạng tàu, 657 GCN KNCM máy hai các hạng tàu…

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả và chuyển biến tích cực đạt được trong công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu, vẫn còn một số những tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và huấn luyện thuyền viên, như: trình độ tiếng Anh của thuyền viên tuy đã được cải thiện rõ rệt so với trước đây nhưng phần lớn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi làm việc trên tàu mang cờ nước ngoài. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành đồng đều và định kỳ ở các cơ quan, đơn vị, trường, trung tâm huấn luyện liên quan đến việc tổ chức thi, huấn luyện, cấp chứng chỉ cho thuyền viên. Một tồn tại nữa xuất phát từ việc thiếu trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật cao (trừ một số mô phỏng mới được đầu tư). Việc áp dụng mô phỏng vào công tác huấn luyện và đánh giá trình độ, khả năng chuyên môn của thuyền viên còn hạn chế do thiếu kinh phí hoặc chưa tận dụng hết công suất hiện có. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các trường, trung tâm huấn luyện với các cấp, các doanh nghiệp vận tải biển chưa thực sự thường xuyên, hiệu quả.

Thời gian tới, muốn giải quyết nhu cầu về nguồn nhân lực và khắc phục những khó khăn, tồn tại trên các trường, trung tâm huấn luyện, cần thường xuyên rà soát sửa đổi, bổ sung đề cương chương trình của các khóa huấn luyện theo tài liệu mẫu của IMO để đáp ứng việc cập nhật kiến thức cho học viên. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp các trang thiết bị huấn luyện, đào tạo tại cơ sở đào tạo và huấn luyện của mình, kể cả trang bị thêm mô phỏng huấn luyện theo yêu cầu của STCW 78/95 nhằm phục vụ tốt cho công tác đào tạo và huấn luyện, đánh giá thuyền viên. Cần xây dựng các quy trình huấn luyện thực hành cũng như thay đổi phương pháp dạy và huấn luyện để học viên dễ tiếp thu kiến thức mới, nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi hình thức, phương pháp đánh giá học viên, đảm bảo nâng cao chất lượng đầu ra của các trường.

Có kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật và huấn luyện cho các giảng viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, cán bộ hỏi thi, giám khảo và người đánh giá học viên, tổ chức huấn luyện cho sỹ quan huấn luyện của công ty, sỹ quan huấn luyện trên tàu, kể cả việc thuê chuyên gia IMO về huấn luyện cho đội ngũ này đảm bảo theo đúng quy định của Công ước STCW 78/95.

Một công tác cũng cần được quan tâm thực hiện đó định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá các cơ quan, đơn vị, cơ sở đào tạo và huấn luyện liên quan đến việc tổ chức thi, huấn luyện, cấp chứng chỉ cho thuyền viên để kịp thời khắc phục những khiếm khuyết; thống nhất bổ sung, sửa đổi chương trình, quy trình đào tạo, huấn luyện cho phù hợp. Doanh nghiệp vận tải biển cần tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên các trường được thực tập trên các tàu, cũng như có chính sách thu hút sinh viên, học sinh mới ra trường đến làm việc tại công ty.

Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo chất lượng đào tạo và huấn luyện, tạo điều kiện cho việc đánh giá nội bộ, đánh giá độc lập và việc kiểm tra của các cấp có thẩm quyền theo yêu cầu của Bộ luật STCW 78/95. Thiết lập hệ thống nối mạng máy tính giữa Cục HHVN và các trường, trung tâm huấn luyện sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý, cập nhật thông tin giữa các cơ quan liên quan.

admin
admin
Admin

Tổng số bài gửi : 103
Join date : 01/01/2011

https://hh07b.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết