Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Liệu TMSA có làm cho vetting tàu dầu trở thành không cần thiết? (Phần 1)

Go down

Liệu TMSA có làm  cho vetting tàu dầu trở thành không cần thiết? (Phần 1) Empty Liệu TMSA có làm cho vetting tàu dầu trở thành không cần thiết? (Phần 1)

Bài gửi by admin Thu Mar 10, 2011 10:30 pm

Hướng dẫn về quản lý và tự đánh giá tàu dầu (TMSA) được xuất bản lần đầu tiên bởi Diễn đàn hàng hải quốc tế các công ty dầu mỏ (OCIMF) vào tháng 6 năm 2004. Được sự hỗ trợ tích cực của ngành báo chí hàng hải, các nhà khai thác tàudầu đã biết đến hướng dẫn này và cũng bị một số lớn các chủ hãng dầu (Oil Major) buộc phải tuân thủ. Kể từ lần đầu được biết đến với cái tên là TMSA, nó đã có một ảnh hưởng đáng kể tới các hệ thống quản lý và trở thành động lực thúc đẩy việc cải tiến liên tục cho các nhà khai thác tầu dầu hàng đầu trên thế giới. Qua 4 năm, phiên bản thứ lần thứ hai sắp được xuất bản, có lẽ đúng là lúc để chiêm nghiệm lại những thành tựu mà TMSA đã đạt được. Bài viết này cũng sẽ đưa ra một cách ngắn gọn rằng có một mục tiêu là phải loại bỏ việc kiểm tra vetting tàu dầu vẫn đang được tiến hành ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Chương trình TMSA đưa ra một khung tiêu chuẩn cho việc đánh giá hệ thống quản lý của các nhà khai thác tàu dầu. Nó cũng nhằm giúp các nhà khai thác tàu cải tiến các hệ thống quản lý của mình và giúp ngành vận tải đưa ra các quyết định vetting thật sự được cân nhắc kỹ lưỡng.
Những nhà khai thác tàu dầu tốt thì luôn coi việc kiểm tra vetting là việc làm không cần thiết và gây tốn kém. Tuy nhiên, vẫn luôn có những nhà khai thác tàu đã thấy rằng kiểm tra vetting vẫn có lợi hơn và rẻ hơn so với việc đi thuê các chuyên gia kỹ thuật giám sát tàu kinh nghiệm. Những nhà khai thác này đã sử dụng việc kiểm tra vetting để xác định các khiếm khuyết và khắc phục trước lần kiểm tra tiếp theo, lần kiểm tra sau lại tiếp tục làm dày thêm danh mục các khiếm khuyết được tìm thấy.
Nhưng may sao, thời kỳ đó đã là quá khú và hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các nhà khai thác tàu không tốt đã buộc phải bật ra khỏi hoạt động kinh doanh tàu dầu-Hoặc có lẽ là sang một lĩnh vực hoạt động khác với các tiêu chuẩn đòi hỏi thấp hơn. Phải thừa nhận rằng qua 15 năm trở lại đây, việc kiểm tra vetting đã cải tiến đáng kể các điều kiện khai thác của tất cả các tàu dầu. Đối với các nhà khai thác có đội ngũ thuyền viên có trình độ, kinh nghiệm, được đào tạo tốt và làm việc tích cực, có các hệ thống quản lý tốt và thật sự chú trọng vào chi tiết, thì kiểm tra vetting đúng là việc làm tốn kém chỉ để xác minh rằng toàn bộ hoặc hầu hết các hệ thống của họ đều đang làm việc. Một nhà khai thác tàu cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và môi trường cho các tàu của mình, sử dụng TMSA làm công cụ đo lường thì luôn biết rõ tình trạng của mỗi con tàu của mình. Nếu nhà khai thác có quá trình kiểm tra tương tự hoặc tương đương với Chương trình báo cáo kiểm tra tàu (SIRE) của OCIMF hay Bảng câu hỏi kiểm tra tàu (VIQ) của Hiệp hội phân phối hoá chất (CDI), thì tất cả các tàu thuộc đội tàu sẽ đạt tiêu chuẩn được quy định bởi các hệ thống này và sẵn sàng cho việc kiểm tra vetting bất cứ khi nào. Tất cả các khuyết tật và khiếm khuyết sẽ phải được xác định cùng với kế hoạch và lịch khắc phục. Những thiếu sót đó phải được theo dõi để đóng lại bởi đội ngũ quản lý trên bờ.
Lý do duy nhất khiến một nhà khai thác tàu có thể yêu cầu một cuộc kiểm tra vetting là do tính bắt buộc thương mại. ở đây đã tồn tại rất lau một sự nhầm lẫn, nguyên nhân là do các điều khoản trong hợp đồng thuê tàu gây nhầm lẫn giữa Vetting và Inspection. Vetting là quá trình đánh giá các dữ liệu để xác định xem liệu con tàu có phù hợp cho chuyến đi đã định hay không; trong khi Inspection là một quá trình thu thập các dữ liệu. Nếu Inspection là không cần thiết thì sự nhầm lẫn sẽ được loại bỏ và chúng ta chỉ còn lại với quyết định vetting.
Nếu nhà khai thác yêu cầu một cuộc vetting vì bất kỳ một lý do nào khác, nghĩa là họ không tin tưởng hoặc không chắc chắn về hệ thống quản lý của mình. Nếu phương thức kiểm tra của họ mà không tương đương với SIRE hay CDI/VIQ thì có thể còn rất nhiều khu vực trên tàu vẫn chưa được theo dõi một cách thoả đáng, như vậy thì cùng lắm họ chỉ đạt được mức thấp nhất của TMSA bởi vì họ không cố gắng đạt được mức độ an toàn và môi trường cao.
Nhận thấy lợi ích của TMSA, một số chủ hãng dầu đã có tín hiệu cho thấy họ muốn bỏ các cuộc vetting, mặc dù cho đến tận bây giờ họ vẫn đang phải làm. Những tiêu chí đưa ra trong TMSA cung cấp đủ thông tin để đánh giá rủi do liên quan đến việc sử dụng các tàu của chủ hãng dầu này. Những tiêu chí này cũng xác định xem liệu họ đã có các quy trình kiểm soát hiệu quả hay chưa, không chỉ nhằm giải thích cho việc chấp nhận các điều khoản kinh doanh mà còn nhằm đạt được mức độ ổn định cao về mặt an toàn và môi trường. Các chủ hãng dầu sử dụng ngày cangd nhiều hệ thống quản lý rủi do điện tử tinh vi, các hệ thống này đưa ra các đánh giá dựa trên các cơ sở dữ liệu về các chỉ số thực hành, để xác nhận các tiêu chuẩn về sự phù hợp ăn khớp với việc tự đánh giá của nhà khai thác.
Một dải pháp mà nhiều nhà khai thác tàu chọn để đưa ra mức độ chi tiết cần thiết về tình về tình trạng hoạt động trên mỗi con tàu là áp dụng quá trình đánh giá liên tục dựa trên SIRE hay CDI/VIQ và báo cáo tình trạng hàng tháng để cập nhật vào nhật ký của nhà quản lý trên bờ. Chuyên viên giám sát kỹ thuật và các nhà quản lý đánh giá kiểm tra việc tự đánh giá của thuyền viên khi xuống tàu để xác minh tính thống nhất và chính xác của kết quả báo cáo. Họ có thể xác nhận rằng toàn bộ các khuyết tật và khiếm khuyết đều đã được xác định và các kế hoạch kèm theo lịch thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa đã được tiến hành.
Bởi vậy mà vetting trở lên không cần thiết. Hồ sơ TMSA đưa ra xác nhận rằng hệ thống được áp dụng và các chỉ số thực hành của đội tàu cung cấp bằng chứng rằng hệ thống làm việc hiệu quả. Đánh giá nội bộ sẽ xác nhận tính phù hợp của hệ thống trong khi trong khi các kiểm tra tại cảng và việc theo dõi các sự cố sẽ xác nhận việc thực hiện tuân thủ hệ thống. Nếu đội tàu hoạt động một cách hoàn hải với hệ thống trên, thì tại sao lại phí thời gian của thuyền viên cũng như tiền bạc của công ty vào việc vetting?
Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu cam kết và áp dụng TMSA thì vetting tàu dầu là việc làm không cần thiết.

admin
admin
Admin

Tổng số bài gửi : 103
Join date : 01/01/2011

https://hh07b.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết