LIỆU TMSA CÓ LÀM CHO VETTING TÀU DẦU TRỞ NÊN KHÔNG CẦN THIẾT? (Phần 2)
Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM :: HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ :: Vận chuyển hàng hoá - Nghiệp vụ hàng lỏng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
LIỆU TMSA CÓ LÀM CHO VETTING TÀU DẦU TRỞ NÊN KHÔNG CẦN THIẾT? (Phần 2)
Bài viết này có thể động viên thêm một số nhà khai thác tầu dầu cân nhắc về các ích lợi của TMSA - Hướng dẫn về quản lý và tự đánh giá tàu dầu
Rất nhiều nhà khai thác đã chào đón TMSA vì các lợi ích mà nó đem lại, như việc TMSA đã đưa ra một khuôn khổ hữu dụng cho việc cải tiến các hệ thống quản lý của họ một cách liên tục, chỉ rõ các kỳ vọng về hoạt động khai thác tàu của bên thuê tàu và các yêu cầu của vetting. Bởi vậy, TMSA giúp cho các nhà khai thác tàu đặt ra các mục tiêu phấn đấu một cách hiệu quả cùng với các nguồn lực cần thiết, đồng thời tạo ra cơ hội để các nhà khai thác tàu minh chứng với khách hàng của họ về các quy trình quản lý an toàn và khai thác hiệu quả. TMSA cũng khẳng định rằng người khai thác tàu hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
Lời trích dẫn sau đây của Capt. Ian Chadwick, trưởng phòng bảo hiểm Hàng hải của công ty Chevron Tankers, người đã giữ vị trí nhóm trưởng của nhóm biên soạn phiên bản mới (phiên bản 2) của TMSA, đã nói lên mục đích chính: “Mục tiêu của TMSA là cố gắng khuyến khích các công ty tập trung vào vận hành và áp dụng những kinh nghiệm thực hành tốt nhất của nền công nghiệp vào các hệ thống quản lý tàu của mình chứ không chỉ tập trung thoả mãn những yêu cầu luật định tối thiểu”.
TMSA không phải là một tiêu chuẩn hay một yêu cầu pháp lý như bộ luật ISM Code. Nó cũng không phải là một ‘cái máy sản xuất giấy’, vì nó có thể đơn giản hoá các quá trình và hệ thống đồng thời rút ngắn thời gian dành cho công tác hành chính. Các nhà khai thác tàu sẽ kiểm soát đội tàu một cách hiệu lực và hiệu quả hơn. Việc thực hiện một cách toàn diện sẽ tạo ra sự cải thiện đáng kể để việc khai thác tàu diễn ra hoàn hảo với mức độ an toàn và môi trường vượt bậc. Nói chung, các nhà khai thác tàu sẽ giảm được chi phí và có nhiều cơ hội thương mại hơn.
Mặc dù vẫn duy trì mục đích ban đầu, TMSA 2 đã sắp xếp lại một số các Chỉ tiêu thực hành quan trọng (KPI) theo một thứ tự logic hơn đồng thời làm rõ và định nghĩa chính xác hơn một số từ ngữ - đặc biệt là trong hướng dẫn sử dụng và giám sát chương trình. Một trong những thay đổi tiên quyết là việc mở rộng phạm vi của TMSA để nhằm khuyến khích các nhà quản lý tàu dầu áp dụng đầy đủ chương trình, kể cả các nhà khai thác tàu nhỏ hoạt động ven bờ và các xà lan.
TMSA đảm bảo các tàu được vận hành bởi: lãnh đạo tốt có sử dụng các hệ thống quản lý hiệu lực và hiệu quả bao gồm các KPI; nhân sự trên bờ cũng như dưới tàu có đủ năng lực; trang thiết bị có độ tin cậy cao thông qua kế hoạch bảo quản bảo dưỡng (PMS) tốt; thực hành hàng hải thành thạo được xác nhận thông qua đánh giá của thuyền trưởng; kiểm soát các thay đổi một cách có hệ thống; nguyên nhân sự vụ được xác định và loại trừ; các nguy cơ mất an toàn được nhận diện và đánh giá để giảm thiểu rủi ro (áp dụng cả với bên thứ 3 và các nhà cung ứng dịch vụ); ô nhiễm môi trường được tối thiểu hoá; các tình huống khẩn cấp được quản lý với kế hoạch ứng cứu hiệu quả; các cuộc kiểm tra và đánh giá đo lường kết quả và phân tích các xu thế.
TMSA đòi hỏi: cam kết từ lãnh đạo cao nhất trở xuống, tất cả các yếu tố TMSA phải được chỉ ra trong các chính sách và quy trình; theo dõi một cách hiệu quả bằng các biện pháp kiểm tra và đo lường; báo cáo trung thực; KPI hàng tháng (các chỉ số thực hiện đạt được trong tháng); phân tích việc thực hiện để xác định xu hướng; các quả trình khắc phục lỗi và thiếu sót hiệu quả; các hệ thống phân tích dữ liệu hiệu quả; đội ngũ nhân sự khai thác tàu cũng như đội ngũ hành chính có đủ năng lực và được huấn luyện tốt; phương thức kiểm tra tương đương SIRE/CDI VIQ; cơ sở dữ liệu điện tử đưa ra các kết quả chi tiết; kế hoạch hành động khắc phục cho tất cả các khiếm khuyết và thiếu sót đã xác định; tổ chức họp hang ngày để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh tức thời.
Điều quan trọng là các hệ thống thoả mãn yêu cầu của TMSA phải được triển khai với sự tham gia của tất cả các bộ phận trong tổ chức (công ty của nhà khai thác tàu) và phải đảm bảo rằng tất cả các bộ phận đều cam kết phải thực hiện mục tiêu đã đề ra. Điều này đòi hỏi sự cam kết thống nhất từ cấp cao nhất trở xuống được tuyên bố bởi giám đốc điều hành. Thiếu sự cam kết này để thúc đẩy đội ngũ nhân viên trên bờ hay dưới tàu, thì không chỉ hiệu quả của hệ thống quản lý mà cả việc thực hiện ở đội tàu tối đa cũng chỉ ở mức trung bình.
Những lợi ích tối thiểu có được từ việc tuân thủ TMSA bao gồm: tập trung hành động và nguồn lực vào những điểm được chỉ ra từ phân tích xu hướng KPI, giảm đáng kể các sự cố và tai nạn nhờ chương trình điều tra các tình huống cận nguy và đánh giá rủi do; quản lý sự thay đổi theo cách thức được kiểm soát; theo dõi tình trạng hiện hành của tất cả các tàu trong đội tàu nhờ CVSA; đưa ra các kế hoạch hành động khắc phục đối với các khiếm khuyết và thiếu sót; việc kiểm tra của chuyên viên kỹ thuật trở thành cuộc đánh giá xác minh; đảm bảo quyền hạn và trách nhiệm của thuyền trưởng trên mỗi con tàu; việc kiểm tra của bên thứ 3 (vetting) là không cần thiết; việc quản lý tàu trở lên hiệu lực và hiệu quả hơn. Ngoài việc giảm tai nạn, sự cố ô nhiễm môi trường và các kiện cáo về bảo hiểm, nó còn giúp làm giảm đáng kể về mặt chi phí đồng thời xác nhận tuân thủ bộ luật ISM và gia tăng các cơ hội thương mại.
Một nhà khai thác tàu cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và môi trường cho đội tàu của mình, sử dụng các hướng dẫn của TMSA như là công cụ đo lường thì luôn biết được tình trạng của mỗi con tàu trong đội tàu của mình. Nếu nhà khai thác tàu đó có những quy trình kiểm tra tương tự như Chương trình thông báo kiểm tra tàu của Diễn đàn hành hải các công ty dầu quốc tế (OCIMF Ship Inspection Report Programme (SIRE)) hay bảng câu hỏi kiểm tra tàu (VIQ’s) của Hiệp hội phân phối hoá chất (CDI) thì tất cả các tàu thuộc đội tàu phải ở mức tiêu chuẩn tính toán được bởi các hệ thống này và sẵn sàng cho việc kiểm tra vetting bất cứ lúc nào. Tất cả các khuyết tật và khiếm khuyết sẽ phải được xác định cùng với kế hoạch và lịch trình hành động khắc phục. Những thiếu sót đó phải được đội ngũ quản lý trên bờ theo dõi để đóng lại.
Vậy thì làm thế nào để đạt được sự phù hợp toàn diện với TMSA? Theo quản điểm của Thuyền trưởng Ian Chadwick thì các lợi ích của TMSA mang lại nhiều hơn là những chi phí cho nó; nhiều nhà khai thác sẽ trải qua giai đoạn cảm thấy thoả mãn vì những nỗ lực và cam kết cải tiến của họ; một số sẽ có những hệ thống phát triển để hỗ trợ cho việc tuân thủ TMSA; phần lớn các nhà khai thác tàu sẽ vẫn tiếp tục cải tiến các hệ thống quản lý của mình, nhưng họ lại thấy rằng họ không thể bước vượt qua được giai đoạn TMSA thứ nhất và thứ hai mà không có sự hỗ trợ của một hệ thống quản lý và phân tích dữ liệu điện tử; một số ít các nhà khai thác tàu thì vẫn còn đang vật lộn với khái niệm và có thể tìm được lời hướng dẫn từ một gói huấn luyện TMSA. Một giải pháp chìa khoá trao tay để đạt được sự phù hợp với TMSA có thể là lý tưởng nhất, có thể nói đến ví dụ như chương trình TMSA Logic của Hudson, nó kết hợp một hệ thống quản lý tàu với phần mềm hỗ trợ đáp ứng được tất cả các yêu cầu của TMSA (Theo kinh nghiệm bản thân, hiện nay, đây là chương trình duy nhất có khả năng đáp ứng được điều này).
Ngoài việc nâng cao sự an toàn, vì môi trường và làm giảm bớt khiếu nại, có lẽ TMSA còn quan trọng hơn đối với các chủ tàu bởi lợi ích đem lại từ việc tuyệt đối tuân thủ bộ luật ISM Code, và tiềm năng giảm thiểu chi phí một cách đáng kể cũng như gia tăng thu nhập nhờ các cơ hội thương mại được cải thiện.
Chắc chắn với những cố gắng đã cam kết, TMSA có thể giúp bất cứ nhà khai thác tàu nào đạt được một sự vận hành hoàn hảo.
Rất nhiều nhà khai thác đã chào đón TMSA vì các lợi ích mà nó đem lại, như việc TMSA đã đưa ra một khuôn khổ hữu dụng cho việc cải tiến các hệ thống quản lý của họ một cách liên tục, chỉ rõ các kỳ vọng về hoạt động khai thác tàu của bên thuê tàu và các yêu cầu của vetting. Bởi vậy, TMSA giúp cho các nhà khai thác tàu đặt ra các mục tiêu phấn đấu một cách hiệu quả cùng với các nguồn lực cần thiết, đồng thời tạo ra cơ hội để các nhà khai thác tàu minh chứng với khách hàng của họ về các quy trình quản lý an toàn và khai thác hiệu quả. TMSA cũng khẳng định rằng người khai thác tàu hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
Lời trích dẫn sau đây của Capt. Ian Chadwick, trưởng phòng bảo hiểm Hàng hải của công ty Chevron Tankers, người đã giữ vị trí nhóm trưởng của nhóm biên soạn phiên bản mới (phiên bản 2) của TMSA, đã nói lên mục đích chính: “Mục tiêu của TMSA là cố gắng khuyến khích các công ty tập trung vào vận hành và áp dụng những kinh nghiệm thực hành tốt nhất của nền công nghiệp vào các hệ thống quản lý tàu của mình chứ không chỉ tập trung thoả mãn những yêu cầu luật định tối thiểu”.
TMSA không phải là một tiêu chuẩn hay một yêu cầu pháp lý như bộ luật ISM Code. Nó cũng không phải là một ‘cái máy sản xuất giấy’, vì nó có thể đơn giản hoá các quá trình và hệ thống đồng thời rút ngắn thời gian dành cho công tác hành chính. Các nhà khai thác tàu sẽ kiểm soát đội tàu một cách hiệu lực và hiệu quả hơn. Việc thực hiện một cách toàn diện sẽ tạo ra sự cải thiện đáng kể để việc khai thác tàu diễn ra hoàn hảo với mức độ an toàn và môi trường vượt bậc. Nói chung, các nhà khai thác tàu sẽ giảm được chi phí và có nhiều cơ hội thương mại hơn.
Mặc dù vẫn duy trì mục đích ban đầu, TMSA 2 đã sắp xếp lại một số các Chỉ tiêu thực hành quan trọng (KPI) theo một thứ tự logic hơn đồng thời làm rõ và định nghĩa chính xác hơn một số từ ngữ - đặc biệt là trong hướng dẫn sử dụng và giám sát chương trình. Một trong những thay đổi tiên quyết là việc mở rộng phạm vi của TMSA để nhằm khuyến khích các nhà quản lý tàu dầu áp dụng đầy đủ chương trình, kể cả các nhà khai thác tàu nhỏ hoạt động ven bờ và các xà lan.
TMSA đảm bảo các tàu được vận hành bởi: lãnh đạo tốt có sử dụng các hệ thống quản lý hiệu lực và hiệu quả bao gồm các KPI; nhân sự trên bờ cũng như dưới tàu có đủ năng lực; trang thiết bị có độ tin cậy cao thông qua kế hoạch bảo quản bảo dưỡng (PMS) tốt; thực hành hàng hải thành thạo được xác nhận thông qua đánh giá của thuyền trưởng; kiểm soát các thay đổi một cách có hệ thống; nguyên nhân sự vụ được xác định và loại trừ; các nguy cơ mất an toàn được nhận diện và đánh giá để giảm thiểu rủi ro (áp dụng cả với bên thứ 3 và các nhà cung ứng dịch vụ); ô nhiễm môi trường được tối thiểu hoá; các tình huống khẩn cấp được quản lý với kế hoạch ứng cứu hiệu quả; các cuộc kiểm tra và đánh giá đo lường kết quả và phân tích các xu thế.
TMSA đòi hỏi: cam kết từ lãnh đạo cao nhất trở xuống, tất cả các yếu tố TMSA phải được chỉ ra trong các chính sách và quy trình; theo dõi một cách hiệu quả bằng các biện pháp kiểm tra và đo lường; báo cáo trung thực; KPI hàng tháng (các chỉ số thực hiện đạt được trong tháng); phân tích việc thực hiện để xác định xu hướng; các quả trình khắc phục lỗi và thiếu sót hiệu quả; các hệ thống phân tích dữ liệu hiệu quả; đội ngũ nhân sự khai thác tàu cũng như đội ngũ hành chính có đủ năng lực và được huấn luyện tốt; phương thức kiểm tra tương đương SIRE/CDI VIQ; cơ sở dữ liệu điện tử đưa ra các kết quả chi tiết; kế hoạch hành động khắc phục cho tất cả các khiếm khuyết và thiếu sót đã xác định; tổ chức họp hang ngày để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh tức thời.
Điều quan trọng là các hệ thống thoả mãn yêu cầu của TMSA phải được triển khai với sự tham gia của tất cả các bộ phận trong tổ chức (công ty của nhà khai thác tàu) và phải đảm bảo rằng tất cả các bộ phận đều cam kết phải thực hiện mục tiêu đã đề ra. Điều này đòi hỏi sự cam kết thống nhất từ cấp cao nhất trở xuống được tuyên bố bởi giám đốc điều hành. Thiếu sự cam kết này để thúc đẩy đội ngũ nhân viên trên bờ hay dưới tàu, thì không chỉ hiệu quả của hệ thống quản lý mà cả việc thực hiện ở đội tàu tối đa cũng chỉ ở mức trung bình.
Những lợi ích tối thiểu có được từ việc tuân thủ TMSA bao gồm: tập trung hành động và nguồn lực vào những điểm được chỉ ra từ phân tích xu hướng KPI, giảm đáng kể các sự cố và tai nạn nhờ chương trình điều tra các tình huống cận nguy và đánh giá rủi do; quản lý sự thay đổi theo cách thức được kiểm soát; theo dõi tình trạng hiện hành của tất cả các tàu trong đội tàu nhờ CVSA; đưa ra các kế hoạch hành động khắc phục đối với các khiếm khuyết và thiếu sót; việc kiểm tra của chuyên viên kỹ thuật trở thành cuộc đánh giá xác minh; đảm bảo quyền hạn và trách nhiệm của thuyền trưởng trên mỗi con tàu; việc kiểm tra của bên thứ 3 (vetting) là không cần thiết; việc quản lý tàu trở lên hiệu lực và hiệu quả hơn. Ngoài việc giảm tai nạn, sự cố ô nhiễm môi trường và các kiện cáo về bảo hiểm, nó còn giúp làm giảm đáng kể về mặt chi phí đồng thời xác nhận tuân thủ bộ luật ISM và gia tăng các cơ hội thương mại.
Một nhà khai thác tàu cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và môi trường cho đội tàu của mình, sử dụng các hướng dẫn của TMSA như là công cụ đo lường thì luôn biết được tình trạng của mỗi con tàu trong đội tàu của mình. Nếu nhà khai thác tàu đó có những quy trình kiểm tra tương tự như Chương trình thông báo kiểm tra tàu của Diễn đàn hành hải các công ty dầu quốc tế (OCIMF Ship Inspection Report Programme (SIRE)) hay bảng câu hỏi kiểm tra tàu (VIQ’s) của Hiệp hội phân phối hoá chất (CDI) thì tất cả các tàu thuộc đội tàu phải ở mức tiêu chuẩn tính toán được bởi các hệ thống này và sẵn sàng cho việc kiểm tra vetting bất cứ lúc nào. Tất cả các khuyết tật và khiếm khuyết sẽ phải được xác định cùng với kế hoạch và lịch trình hành động khắc phục. Những thiếu sót đó phải được đội ngũ quản lý trên bờ theo dõi để đóng lại.
Vậy thì làm thế nào để đạt được sự phù hợp toàn diện với TMSA? Theo quản điểm của Thuyền trưởng Ian Chadwick thì các lợi ích của TMSA mang lại nhiều hơn là những chi phí cho nó; nhiều nhà khai thác sẽ trải qua giai đoạn cảm thấy thoả mãn vì những nỗ lực và cam kết cải tiến của họ; một số sẽ có những hệ thống phát triển để hỗ trợ cho việc tuân thủ TMSA; phần lớn các nhà khai thác tàu sẽ vẫn tiếp tục cải tiến các hệ thống quản lý của mình, nhưng họ lại thấy rằng họ không thể bước vượt qua được giai đoạn TMSA thứ nhất và thứ hai mà không có sự hỗ trợ của một hệ thống quản lý và phân tích dữ liệu điện tử; một số ít các nhà khai thác tàu thì vẫn còn đang vật lộn với khái niệm và có thể tìm được lời hướng dẫn từ một gói huấn luyện TMSA. Một giải pháp chìa khoá trao tay để đạt được sự phù hợp với TMSA có thể là lý tưởng nhất, có thể nói đến ví dụ như chương trình TMSA Logic của Hudson, nó kết hợp một hệ thống quản lý tàu với phần mềm hỗ trợ đáp ứng được tất cả các yêu cầu của TMSA (Theo kinh nghiệm bản thân, hiện nay, đây là chương trình duy nhất có khả năng đáp ứng được điều này).
Ngoài việc nâng cao sự an toàn, vì môi trường và làm giảm bớt khiếu nại, có lẽ TMSA còn quan trọng hơn đối với các chủ tàu bởi lợi ích đem lại từ việc tuyệt đối tuân thủ bộ luật ISM Code, và tiềm năng giảm thiểu chi phí một cách đáng kể cũng như gia tăng thu nhập nhờ các cơ hội thương mại được cải thiện.
Chắc chắn với những cố gắng đã cam kết, TMSA có thể giúp bất cứ nhà khai thác tàu nào đạt được một sự vận hành hoàn hảo.
Similar topics
» Liệu TMSA có làm cho vetting tàu dầu trở thành không cần thiết? (Phần 1)
» Tài liệu của thầy Phan
» Tài liệu hàng lỏng thầy Phan - IGS
» Bộ luật quốc tế về an ninh đối với thiết bị trên tàu và Cảng (ISPS) - chặng đường 5 năm phát triển
» tài liệu địa văn hang hải
» Tài liệu của thầy Phan
» Tài liệu hàng lỏng thầy Phan - IGS
» Bộ luật quốc tế về an ninh đối với thiết bị trên tàu và Cảng (ISPS) - chặng đường 5 năm phát triển
» tài liệu địa văn hang hải
Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM :: HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ :: Vận chuyển hàng hoá - Nghiệp vụ hàng lỏng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết