Giới thiệu - tổ chức hàng hải quốc tế IMO
Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM :: HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ :: Luật hàng hải - Công ước quốc tế về hàng hải
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giới thiệu - tổ chức hàng hải quốc tế IMO
International Maritime Organization
Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Từ ngày 19/2 đến 6/3/1948, Hội nghị Hàng hải của Liên hợp quốc đã được Hội đồng Kinh tế xã hội (ECOSOC) triệu tập tại Geneva (Thuỵ Sĩ). Hội nghị đã thông qua Công ước thành lập Tổ chức Tư vấn liên chính phủ về hàng hải, gọi tắt là IMCO (Inter-gouvernmental Maritime Consultative Organisation), tên gọi trước năm 1982 của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) ngày nay.
Theo qui định, Công ước phải được 21 quốc gia, trong đó có 7 quốc gia có đội thương thuyền trọng tải trên một triệu tấn, phê chuẩn thì Công ước mới có hiệu lực. Ngày 17/3/1958, Nhật Bản là nước thứ 21 và cũng là nước thứ 8 có đội thương thuyền có trọng tải trên một triệu tấn phê chuẩn Công ước, đây chính là ngày Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế bắt đầu có hiệu lực và được lấy làm ngày thành lập của Tổ chức Hàng hải quốc tế.
Năm 1960, Tổ chức Hàng hải quốc tế ký Hiệp định với Liên hợp quốc để trở thành cơ quan chuyên môn của tổ chức này (theo Điều 57 và 63 của Hiến chương Liên hợp quốc ). Tổ chức Hàng hải quốc tế có quan hệ với nhiều tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác, có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) và là tổ chức chuyên môn duy nhất của Liên hợp quốc có trụ sở tại Anh. Tuy nhiên, Đại hội đồng có thể họp ở một nơi khác nếu đa số 2/3 thành viên nhất trí.
Tổ chức Hàng hải quốc tế có 2 loại thành viên:
- Thành viên đầy đủ : gồm các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc sau khi đã chấp nhận Công ước thành lập Tổ chức Hàng hải quốc tế.
- Thành viên liên kết: gồm các lãnh thổ hoặc các nhóm lãnh thổ do một nước hội viên Tổ chức Hàng hải quốc tế hoặc Liên hợp quốc chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế của lãnh thổ này.
Cho đến nay (2008), Tổ chức Hàng hải quốc tế có 167 quốc gia thành viên và 3 thành viên liên kết (Hồng Kông, Ma Cao, và quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch).
Về cơ cấu, tổ chức:
Đại hội đồng (Assembly):là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế, bao gồm toàn bộ các nước thành viên của Tổ chức, họp hai năm một lần (có thể có những khoá họp đặc biệt). Đại hội đồng có chức năng: Xác định phương hướng làm việc của Tổ chức cho 2 năm giữa hai kỳ hội nghị; bầu Ban lãnh đạo của Tổ chức và kết nạp các thành viên mới; xem xét, thông qua chương trình ngân sách, các khuyến nghị của các uỷ ban; xem xét việc sửa đổi, bổ sung Công ước v.v.
Hội đồng (Council): Được Đại hội đồng bầu ra, nhiệm kỳ 2 năm. Các thành viên hết nhiệm kỳ được bầu lại. Hội đồng gồm 40 thành viên do Đại hội đồng bầu theo các nguyên tắc sau:
10 thành viên là các quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ hàng hải quốc tế. 10 thành viên khác là các quốc gia đặc biệt quan tâm đến thương mại hàng hải quốc tế. 20 thành viên còn lại không được bầu theo các tiêu chuẩn trên nhưng phải là những quốc gia có lợi ích đặc biệt trong vận tải biển, cuộc bầu cử phải bảo đảm nguyên tắc là tất cả các khu vực địa lý lớn đều có đại diện trong Hội đồng. Hội đồng là cơ quan chấp hành của Tổ chức Hàng hải quốc tế và chịu trách nhiệm giải quyết toàn bộ các công việc của Tổ chức (xem xét các báo cáo, các khuyến nghị của các uỷ ban, xét duyệt chương trình ngân sách, chuẩn bị các báo cáo lên Đại hội đồng). Giữa hai kỳ họp của Đại hội đồng, Hội đồng thực hiện tất cả các chức năng của Đại hội đồng, ngoại trừ chức năng đưa ra các khuyến nghị cho các chính phủ về an toàn biển và ngăn chặn ô nhiễm (quyền dành riêng của Đại hội đồng theo Điều 15 của Công ước). Hội đồng cũng có trách nhiệm chỉ định Tổng thư ký để Đại hội đồng chuẩn y. Hội đồng họp ít nhất mỗi năm một lần.
Các uỷ ban: (gồm có 4 uỷ ban)
Uỷ ban An toàn hàng hải (Maritime Safety Committee): gồm toàn bộ các thành viên của Tổ chức, mỗi năm họp một lần. Nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban này là chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải, đến các qui tắc tránh đâm va, xử lý các hàng nguy hiểm, tìm và cứu nạn, phòng chống cháy nổ, giúp đỡ các nước trong lĩnh vực kỹ thuật đóng tầu, trang bị cho tầu, các tiêu chuẩn đào tạo, mẫu mã tầu...
Uỷ ban Bảo vệ môi trường biển (Marine Environment Protection Committee): gồm toàn bộ các thành viên của Tổ chức, cùng với đại diện một số quốc gia không tham gia IMO nhưng là thành viên của các hiệp ước li ên quan đến những lĩnh vực mà Uỷ ban hoạt động. Nhiệm vụ chính là điều phối và quản lý các hoạt động của Tổ chức về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm biển do tầu gây ra và tìm ra các biện pháp để chống lại sự ô nhiễm, bảo vệ tốt môi trường biển.
Uỷ ban Pháp lý (Legal Committee): bao gồm tất cả thành viên, mỗi năm họp 1 lần. Nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban này là chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề pháp lý trong thẩm quyền của Tổ chức, dự thảo các công ước, các điều khoản bổ sung Công ước và trình lên Hội đồng. Uỷ ban cũng đồng thời giải quyết bất kỳ vấn đề pháp lý nào do các cơ quan khác của Tổ chức yêu cầu.
Uỷ ban hợp tác kỹ thuật (Technical Cooperation Committee): bao gồm tất cả các thành viên. Mỗi năm họp một lần. Nhiệm vụ chính của Uỷ ban này là nghiên cứu và đề xuất việc thực hiện các đề án hợp tác kỹ thuật với các nước thành viên. Theo dõi các công việc của Ban Thư ký có liên quan đến hợp tác kỹ thuật.
Ban thư ký: Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư ký do Đai hội đồng bầu và một số thành viên khác do Tổ chức đề nghị, nhiệm kỳ 4 năm. Ông Efthimios Mitropoulos (người Hy Lạp) là Tổng Thư ký thứ 7, nhiệm kỳ 2004 – 2008, của Tổ chức Hàng hải quốc tế. Tổng thư ký là viên chức cao nhất của Tổ chức có quyền bổ nhiệm các nhân viên trong Ban Thư ký với sự chấp thuận của Đại hội đồng. Ban Thư ký chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề về hồ sơ, tài liệu, lập và trình lên Hội đồng xem xét các khoản chi và ngân sách hàng năm v.v.
Mục đích và chức năng chủ yếu của Tổ chức Hàng hải quốc tế là thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính phủ trong lĩnh vực kỹ thuật và các lĩnh vực khác của giao thông đường biển tiến tới thống nhất ở mức cao nhất các tiêu chuẩn về an toàn hàng hải và giao thông trên biển. Tổ chức Hàng hải quốc tế có trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ biển, và môi trường biển thông qua việc ngăn chặn ô nhiễm biển từ các phương tiện hàng hải; quan tâm đến các vấn đề pháp lý và hành chính liên quan đến giao thông biển quốc tế và vấn đề đơn giản hoá các thủ tục về hàng hải quốc tế; giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo thuyền viên, chủ tầu, thợ máy tầu, cung cấp các thông tin chuyên ngành cho các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển; khuyến khích việc bãi bỏ những biện pháp phân biệt đối xử và những hạn chế không cần thiết của các chính phủ đối với hàng hải quốc tế, đưa hàng hải vào phục vụ thương mại quốc tế, giúp đỡ và khuyến khích các chính phủ củng cố và hiện đại hoá ngành hàng hải quốc gia.
Những mục tiêu, hoạt động chính của Tổ chức Hàng hải quốc tế trong những năm 2000 (theo Nghị quyết A.900(21) ngày 16/11/1999 của Đại hội đồng Tổ chức Hàng hải quốc tế là: Tiến hành các biện pháp thực hiện chính sách tích cực nhằm xác định và hạn chế tác hại của các xu hướng có tác động xấu đến an toàn hàng hải; Hướng trọng tâm vào con người; Đảm bảo sự thực hiện thống nhất các tiêu chuẩn và qui định hiện có của Tổ chức Hàng hải quốc tế; Đảm bảo sự chấp nhận rộng rãi các tiêu chuẩn; Phát triển nhận thức về môi trường và an toàn; Tránh xây dựng quá nhiều qui định; Củng cố các chương trình hợp tác kỹ thuật của Tổ chức Hàng hải quốc tế; Thúc đẩy các nỗ lực ngăn chặn và trấn áp các hành động vi phạm pháp luật đe doạ an toàn của tàu thuyền, nhân viên trên tàu và môi trường.
Việt Nam gia nhập Tổ chưc Hàng hải quốc tế (IMO) ngày 28/5/1984. Hiện nay đã chính thức tham gia 15 Công ước và nghị định thư của IMO (tổng số có khoảng 40 Công ước và Nghị định thư).
IMO đã giúp Việt Nam đào tạo một số cán bộ kỹ thuật hàng hải, một số kỹ sư máy tầu, sửa chữa tầu qua việc tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước cũng như các lớp đào tạo ngắn và dài hạn do IMO tổ chức. Việt Nam cũng đã tham gia đầy đủ các hội nghị thường niên của Đại hội đồng IMO được tổ chức 2 năm/lần. Những đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động của IMO đã được đánh giá cao. Việt Nam cũng đã và đang tranh thủ các Ủy ban của IMO trong việc đào tạo cán bộ cho ngành hàng hải, nhất là lĩnh vực pháp luật, an toàn, an ninh hàng hải cũng như bảo vệ môi trường biển. Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu việc tham gia vào chương trình đánh giá tàu biển IMO và việc phá dỡ tàu hết thời hạn sử dụng. Việt Nam cũng góp phần vào thể hiện quyết tâm trong hoạt động của ngành hàng hải quốc tế trong việc đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường biển thông qua việc tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên IMO.
Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Từ ngày 19/2 đến 6/3/1948, Hội nghị Hàng hải của Liên hợp quốc đã được Hội đồng Kinh tế xã hội (ECOSOC) triệu tập tại Geneva (Thuỵ Sĩ). Hội nghị đã thông qua Công ước thành lập Tổ chức Tư vấn liên chính phủ về hàng hải, gọi tắt là IMCO (Inter-gouvernmental Maritime Consultative Organisation), tên gọi trước năm 1982 của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) ngày nay.
Theo qui định, Công ước phải được 21 quốc gia, trong đó có 7 quốc gia có đội thương thuyền trọng tải trên một triệu tấn, phê chuẩn thì Công ước mới có hiệu lực. Ngày 17/3/1958, Nhật Bản là nước thứ 21 và cũng là nước thứ 8 có đội thương thuyền có trọng tải trên một triệu tấn phê chuẩn Công ước, đây chính là ngày Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế bắt đầu có hiệu lực và được lấy làm ngày thành lập của Tổ chức Hàng hải quốc tế.
Năm 1960, Tổ chức Hàng hải quốc tế ký Hiệp định với Liên hợp quốc để trở thành cơ quan chuyên môn của tổ chức này (theo Điều 57 và 63 của Hiến chương Liên hợp quốc ). Tổ chức Hàng hải quốc tế có quan hệ với nhiều tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác, có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) và là tổ chức chuyên môn duy nhất của Liên hợp quốc có trụ sở tại Anh. Tuy nhiên, Đại hội đồng có thể họp ở một nơi khác nếu đa số 2/3 thành viên nhất trí.
Tổ chức Hàng hải quốc tế có 2 loại thành viên:
- Thành viên đầy đủ : gồm các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc sau khi đã chấp nhận Công ước thành lập Tổ chức Hàng hải quốc tế.
- Thành viên liên kết: gồm các lãnh thổ hoặc các nhóm lãnh thổ do một nước hội viên Tổ chức Hàng hải quốc tế hoặc Liên hợp quốc chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế của lãnh thổ này.
Cho đến nay (2008), Tổ chức Hàng hải quốc tế có 167 quốc gia thành viên và 3 thành viên liên kết (Hồng Kông, Ma Cao, và quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch).
Về cơ cấu, tổ chức:
Đại hội đồng (Assembly):là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế, bao gồm toàn bộ các nước thành viên của Tổ chức, họp hai năm một lần (có thể có những khoá họp đặc biệt). Đại hội đồng có chức năng: Xác định phương hướng làm việc của Tổ chức cho 2 năm giữa hai kỳ hội nghị; bầu Ban lãnh đạo của Tổ chức và kết nạp các thành viên mới; xem xét, thông qua chương trình ngân sách, các khuyến nghị của các uỷ ban; xem xét việc sửa đổi, bổ sung Công ước v.v.
Hội đồng (Council): Được Đại hội đồng bầu ra, nhiệm kỳ 2 năm. Các thành viên hết nhiệm kỳ được bầu lại. Hội đồng gồm 40 thành viên do Đại hội đồng bầu theo các nguyên tắc sau:
10 thành viên là các quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ hàng hải quốc tế. 10 thành viên khác là các quốc gia đặc biệt quan tâm đến thương mại hàng hải quốc tế. 20 thành viên còn lại không được bầu theo các tiêu chuẩn trên nhưng phải là những quốc gia có lợi ích đặc biệt trong vận tải biển, cuộc bầu cử phải bảo đảm nguyên tắc là tất cả các khu vực địa lý lớn đều có đại diện trong Hội đồng. Hội đồng là cơ quan chấp hành của Tổ chức Hàng hải quốc tế và chịu trách nhiệm giải quyết toàn bộ các công việc của Tổ chức (xem xét các báo cáo, các khuyến nghị của các uỷ ban, xét duyệt chương trình ngân sách, chuẩn bị các báo cáo lên Đại hội đồng). Giữa hai kỳ họp của Đại hội đồng, Hội đồng thực hiện tất cả các chức năng của Đại hội đồng, ngoại trừ chức năng đưa ra các khuyến nghị cho các chính phủ về an toàn biển và ngăn chặn ô nhiễm (quyền dành riêng của Đại hội đồng theo Điều 15 của Công ước). Hội đồng cũng có trách nhiệm chỉ định Tổng thư ký để Đại hội đồng chuẩn y. Hội đồng họp ít nhất mỗi năm một lần.
Các uỷ ban: (gồm có 4 uỷ ban)
Uỷ ban An toàn hàng hải (Maritime Safety Committee): gồm toàn bộ các thành viên của Tổ chức, mỗi năm họp một lần. Nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban này là chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải, đến các qui tắc tránh đâm va, xử lý các hàng nguy hiểm, tìm và cứu nạn, phòng chống cháy nổ, giúp đỡ các nước trong lĩnh vực kỹ thuật đóng tầu, trang bị cho tầu, các tiêu chuẩn đào tạo, mẫu mã tầu...
Uỷ ban Bảo vệ môi trường biển (Marine Environment Protection Committee): gồm toàn bộ các thành viên của Tổ chức, cùng với đại diện một số quốc gia không tham gia IMO nhưng là thành viên của các hiệp ước li ên quan đến những lĩnh vực mà Uỷ ban hoạt động. Nhiệm vụ chính là điều phối và quản lý các hoạt động của Tổ chức về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm biển do tầu gây ra và tìm ra các biện pháp để chống lại sự ô nhiễm, bảo vệ tốt môi trường biển.
Uỷ ban Pháp lý (Legal Committee): bao gồm tất cả thành viên, mỗi năm họp 1 lần. Nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban này là chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề pháp lý trong thẩm quyền của Tổ chức, dự thảo các công ước, các điều khoản bổ sung Công ước và trình lên Hội đồng. Uỷ ban cũng đồng thời giải quyết bất kỳ vấn đề pháp lý nào do các cơ quan khác của Tổ chức yêu cầu.
Uỷ ban hợp tác kỹ thuật (Technical Cooperation Committee): bao gồm tất cả các thành viên. Mỗi năm họp một lần. Nhiệm vụ chính của Uỷ ban này là nghiên cứu và đề xuất việc thực hiện các đề án hợp tác kỹ thuật với các nước thành viên. Theo dõi các công việc của Ban Thư ký có liên quan đến hợp tác kỹ thuật.
Ban thư ký: Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư ký do Đai hội đồng bầu và một số thành viên khác do Tổ chức đề nghị, nhiệm kỳ 4 năm. Ông Efthimios Mitropoulos (người Hy Lạp) là Tổng Thư ký thứ 7, nhiệm kỳ 2004 – 2008, của Tổ chức Hàng hải quốc tế. Tổng thư ký là viên chức cao nhất của Tổ chức có quyền bổ nhiệm các nhân viên trong Ban Thư ký với sự chấp thuận của Đại hội đồng. Ban Thư ký chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề về hồ sơ, tài liệu, lập và trình lên Hội đồng xem xét các khoản chi và ngân sách hàng năm v.v.
Mục đích và chức năng chủ yếu của Tổ chức Hàng hải quốc tế là thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính phủ trong lĩnh vực kỹ thuật và các lĩnh vực khác của giao thông đường biển tiến tới thống nhất ở mức cao nhất các tiêu chuẩn về an toàn hàng hải và giao thông trên biển. Tổ chức Hàng hải quốc tế có trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ biển, và môi trường biển thông qua việc ngăn chặn ô nhiễm biển từ các phương tiện hàng hải; quan tâm đến các vấn đề pháp lý và hành chính liên quan đến giao thông biển quốc tế và vấn đề đơn giản hoá các thủ tục về hàng hải quốc tế; giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo thuyền viên, chủ tầu, thợ máy tầu, cung cấp các thông tin chuyên ngành cho các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển; khuyến khích việc bãi bỏ những biện pháp phân biệt đối xử và những hạn chế không cần thiết của các chính phủ đối với hàng hải quốc tế, đưa hàng hải vào phục vụ thương mại quốc tế, giúp đỡ và khuyến khích các chính phủ củng cố và hiện đại hoá ngành hàng hải quốc gia.
Những mục tiêu, hoạt động chính của Tổ chức Hàng hải quốc tế trong những năm 2000 (theo Nghị quyết A.900(21) ngày 16/11/1999 của Đại hội đồng Tổ chức Hàng hải quốc tế là: Tiến hành các biện pháp thực hiện chính sách tích cực nhằm xác định và hạn chế tác hại của các xu hướng có tác động xấu đến an toàn hàng hải; Hướng trọng tâm vào con người; Đảm bảo sự thực hiện thống nhất các tiêu chuẩn và qui định hiện có của Tổ chức Hàng hải quốc tế; Đảm bảo sự chấp nhận rộng rãi các tiêu chuẩn; Phát triển nhận thức về môi trường và an toàn; Tránh xây dựng quá nhiều qui định; Củng cố các chương trình hợp tác kỹ thuật của Tổ chức Hàng hải quốc tế; Thúc đẩy các nỗ lực ngăn chặn và trấn áp các hành động vi phạm pháp luật đe doạ an toàn của tàu thuyền, nhân viên trên tàu và môi trường.
Việt Nam gia nhập Tổ chưc Hàng hải quốc tế (IMO) ngày 28/5/1984. Hiện nay đã chính thức tham gia 15 Công ước và nghị định thư của IMO (tổng số có khoảng 40 Công ước và Nghị định thư).
IMO đã giúp Việt Nam đào tạo một số cán bộ kỹ thuật hàng hải, một số kỹ sư máy tầu, sửa chữa tầu qua việc tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước cũng như các lớp đào tạo ngắn và dài hạn do IMO tổ chức. Việt Nam cũng đã tham gia đầy đủ các hội nghị thường niên của Đại hội đồng IMO được tổ chức 2 năm/lần. Những đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động của IMO đã được đánh giá cao. Việt Nam cũng đã và đang tranh thủ các Ủy ban của IMO trong việc đào tạo cán bộ cho ngành hàng hải, nhất là lĩnh vực pháp luật, an toàn, an ninh hàng hải cũng như bảo vệ môi trường biển. Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu việc tham gia vào chương trình đánh giá tàu biển IMO và việc phá dỡ tàu hết thời hạn sử dụng. Việt Nam cũng góp phần vào thể hiện quyết tâm trong hoạt động của ngành hàng hải quốc tế trong việc đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường biển thông qua việc tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên IMO.
Similar topics
» Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO - International Labour Organization)
» Trung Quốc sẽ có cảng container lớn nhất thế giới
» BỘ CÂU HỎI THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HÀNG HẢI
» Bộ luật hàng hải Việt Nam
» Bộ luật quốc tế về an ninh đối với thiết bị trên tàu và Cảng (ISPS) - chặng đường 5 năm phát triển
» Trung Quốc sẽ có cảng container lớn nhất thế giới
» BỘ CÂU HỎI THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HÀNG HẢI
» Bộ luật hàng hải Việt Nam
» Bộ luật quốc tế về an ninh đối với thiết bị trên tàu và Cảng (ISPS) - chặng đường 5 năm phát triển
Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM :: HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ :: Luật hàng hải - Công ước quốc tế về hàng hải
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết