Bàn về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của Bộ luật HHVN 2005
Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM :: HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ :: Luật hàng hải - Công ước quốc tế về hàng hải
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bàn về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của Bộ luật HHVN 2005
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ TIẾN
Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Liên quan tới hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của Điều 72, Bộ luật HHVN 2005 bao gồm: Người vận chuyển, người thuê vận chuyển, người giao hàng, người nhận hàng.
Người vận chuyển
Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển với người thuê vận chuyển. Trên thực tế, người vận chuyển có thể là:
* Chủ tàu biển
Chủ tàu là người sở hữu con tàu và đồng thời kinh doanh khai thác chính con tàu của mình để lấy cước. Cho nên chủ tàu cũng có thể là chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
* Người vận chuyển không phải là chủ tàu
Người vận chuyển không phải là chủ tàu, mà là người thuê tàu của chủ tàu để kinh doanh khai thác lấy cước. Vì vậy, người vận chuyển không có tàu cũng có thể là chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
* Người vận chuyển theo hợp đồng
Người vận chuyển theo hợp đồng là người ký hợp đồng vận chuyển nhưng lại không trực tiếp tham gia vận chuyển mà ủy thác cho người khác vận chuyển. Người vận chuyển theo hợp đồng mặc dù chỉ là người đứng ra tổ chức vận chuyển chứ không tham gia vận chuyển song vẫn phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ như đã giao kết trong hợp đồng cũng như quy định của pháp luật.
* Người vận chuyển thực tế
Người vận chuyển thực tế là người thực hiện vận chuyển hàng hóa theo sự ủy thác của người vận chuyển bằng hợp đồng ủy thác vận chuyển.
Người thuê vận chuyển
Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển với người vận chuyển. Theo Khoản 1, Điều 72, Bộ luật HHVN 2005 thì trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng.
Trên thực tế, đối với vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, người thuê vận chuyển có thể là người xuất khẩu nhưng cũng có thể là người nhập khẩu tùy thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng được quy định trong hợp đồng mua bán. Người thuê vận chuyển là người xuất khẩu nếu hợp đồng mua bán là hợp đồng CIF, CFR, DES, DEQ. Người thuê vận chuyển là người xuất khẩu nếu hợp đồng mua bán là hợp đồng FAS, FOB.
Người giao hàng
Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Người giao hàng trên thực tế có thể là người thuê vận chuyển (Hợp đồng mua bán CIF, CFR…), nhưng cũng có thể không phải là người thuê vận chuyển (Hợp đồng mua bán FAS, FOB).
Người nhận hàng
Người nhận hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác nhận hàng từ người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Người nhận hàng trên thực tế có thể là người thuê vận chuyển, nếu hợp đồng mua bán là hợp đồng FAS hoặc FOB, nhưng cũng có thể người nhận hàng không phải là người thuê vận chuyển nếu hợp đồng mua bán là hợp đồng CIF hay CFR… Song cho dù là người thuê vận chuyển hay không phải là người thuê vận chuyển, khi nhận hàng phải xuất trình vận đơn đường biển. Người cầm vận đơn hợp pháp là người có quyền nhận hàng ở cảng đến theo quy định và người vận chuyển cũng chỉ giao hàng cho người nào là người xuất trình đầu tiên vận đơn mà người vận chuyển đã phát hành ở cảng đi. Bộ luật HHVN 2005 gọi người xuất trình vận đơn hợp pháp để nhận hàng từ người vận chuyển là “Người nhận hàng hợp pháp”. Theo Điều 89 và Điều 110, Bộ luật HHVN 2005, người nhận hàng hợp pháp được quy định cụ thể như sau:
* Đối với vận đơn đích danh
Vận đơn đích danh là loại vận đơn mà trên đó người ta ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng. Vì vậy, người nhận hàng hợp pháp là người có tên và địa chỉ trên tờ vận đơn.
* Đối với vận đơn theo lệnh
Vận đơn theo lệnh là loại vận đơn mà trên đó người ta ghi nhận hàng theo lệnh của bên chỉ định hoặc ghi nhận hàng theo lệnh. Đối với loại vận đơn này, bên chỉ định phải ký hậu ra lệnh giao hàng cho ai, hoặc người được phép ra lệnh phải ký hậu ra lệnh giao hàng. Vì vậy, người nhận hàng hợp pháp sẽ là người hưởng lợi cuối cùng trên tờ vận đơn sau khi ký hậu.
* Đối với vận đơn vô danh
Vận đơn vô danh là loại vận đơn mà trên đó người ta không ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, không ghi nhận hàng theo lệnh. Ở cột người nhận hàng trên tờ vận đơn người ta để trắng hoặc ghi “cho người xuất trình”. Đối với vận đơn vô danh, bất kỳ người nào cầm vận đơn đều có thể xuất trình cho người vận chuyển để nhận hàng. Vì vậy, người nhận hàng hợp pháp đối với loại vận đơn này chính là người xuất trình vận đơn.
Tóm lại, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định cụ thể và khá chi tiết trong Bộ luật HHVN 2005. Đây là môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Song thực tế ứng dụng cũng còn nhiều nội dung bản thân Luật cũng chưa đề cập đến hay cụ thể và chi tiết hóa được. Vì vậy, trong quá trình áp dụng, những người có liên quan cần hiểu và biết vận dụng những quy định của Luật kết hợp với tập quán quốc tế để xử lý những tình huống phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Liên quan tới hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của Điều 72, Bộ luật HHVN 2005 bao gồm: Người vận chuyển, người thuê vận chuyển, người giao hàng, người nhận hàng.
Người vận chuyển
Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển với người thuê vận chuyển. Trên thực tế, người vận chuyển có thể là:
* Chủ tàu biển
Chủ tàu là người sở hữu con tàu và đồng thời kinh doanh khai thác chính con tàu của mình để lấy cước. Cho nên chủ tàu cũng có thể là chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
* Người vận chuyển không phải là chủ tàu
Người vận chuyển không phải là chủ tàu, mà là người thuê tàu của chủ tàu để kinh doanh khai thác lấy cước. Vì vậy, người vận chuyển không có tàu cũng có thể là chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
* Người vận chuyển theo hợp đồng
Người vận chuyển theo hợp đồng là người ký hợp đồng vận chuyển nhưng lại không trực tiếp tham gia vận chuyển mà ủy thác cho người khác vận chuyển. Người vận chuyển theo hợp đồng mặc dù chỉ là người đứng ra tổ chức vận chuyển chứ không tham gia vận chuyển song vẫn phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ như đã giao kết trong hợp đồng cũng như quy định của pháp luật.
* Người vận chuyển thực tế
Người vận chuyển thực tế là người thực hiện vận chuyển hàng hóa theo sự ủy thác của người vận chuyển bằng hợp đồng ủy thác vận chuyển.
Người thuê vận chuyển
Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển với người vận chuyển. Theo Khoản 1, Điều 72, Bộ luật HHVN 2005 thì trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng.
Trên thực tế, đối với vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, người thuê vận chuyển có thể là người xuất khẩu nhưng cũng có thể là người nhập khẩu tùy thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng được quy định trong hợp đồng mua bán. Người thuê vận chuyển là người xuất khẩu nếu hợp đồng mua bán là hợp đồng CIF, CFR, DES, DEQ. Người thuê vận chuyển là người xuất khẩu nếu hợp đồng mua bán là hợp đồng FAS, FOB.
Người giao hàng
Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Người giao hàng trên thực tế có thể là người thuê vận chuyển (Hợp đồng mua bán CIF, CFR…), nhưng cũng có thể không phải là người thuê vận chuyển (Hợp đồng mua bán FAS, FOB).
Người nhận hàng
Người nhận hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác nhận hàng từ người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Người nhận hàng trên thực tế có thể là người thuê vận chuyển, nếu hợp đồng mua bán là hợp đồng FAS hoặc FOB, nhưng cũng có thể người nhận hàng không phải là người thuê vận chuyển nếu hợp đồng mua bán là hợp đồng CIF hay CFR… Song cho dù là người thuê vận chuyển hay không phải là người thuê vận chuyển, khi nhận hàng phải xuất trình vận đơn đường biển. Người cầm vận đơn hợp pháp là người có quyền nhận hàng ở cảng đến theo quy định và người vận chuyển cũng chỉ giao hàng cho người nào là người xuất trình đầu tiên vận đơn mà người vận chuyển đã phát hành ở cảng đi. Bộ luật HHVN 2005 gọi người xuất trình vận đơn hợp pháp để nhận hàng từ người vận chuyển là “Người nhận hàng hợp pháp”. Theo Điều 89 và Điều 110, Bộ luật HHVN 2005, người nhận hàng hợp pháp được quy định cụ thể như sau:
* Đối với vận đơn đích danh
Vận đơn đích danh là loại vận đơn mà trên đó người ta ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng. Vì vậy, người nhận hàng hợp pháp là người có tên và địa chỉ trên tờ vận đơn.
* Đối với vận đơn theo lệnh
Vận đơn theo lệnh là loại vận đơn mà trên đó người ta ghi nhận hàng theo lệnh của bên chỉ định hoặc ghi nhận hàng theo lệnh. Đối với loại vận đơn này, bên chỉ định phải ký hậu ra lệnh giao hàng cho ai, hoặc người được phép ra lệnh phải ký hậu ra lệnh giao hàng. Vì vậy, người nhận hàng hợp pháp sẽ là người hưởng lợi cuối cùng trên tờ vận đơn sau khi ký hậu.
* Đối với vận đơn vô danh
Vận đơn vô danh là loại vận đơn mà trên đó người ta không ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, không ghi nhận hàng theo lệnh. Ở cột người nhận hàng trên tờ vận đơn người ta để trắng hoặc ghi “cho người xuất trình”. Đối với vận đơn vô danh, bất kỳ người nào cầm vận đơn đều có thể xuất trình cho người vận chuyển để nhận hàng. Vì vậy, người nhận hàng hợp pháp đối với loại vận đơn này chính là người xuất trình vận đơn.
Tóm lại, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định cụ thể và khá chi tiết trong Bộ luật HHVN 2005. Đây là môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Song thực tế ứng dụng cũng còn nhiều nội dung bản thân Luật cũng chưa đề cập đến hay cụ thể và chi tiết hóa được. Vì vậy, trong quá trình áp dụng, những người có liên quan cần hiểu và biết vận dụng những quy định của Luật kết hợp với tập quán quốc tế để xử lý những tình huống phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Similar topics
» Có được thay đổi thời điểm tàu đến cảng nhận hàng khi chưa chỉ định tàu trong hợp đồng vận chuyển nhiều tuyến
» Chìm Tàu Vân Đồn 02 tại khu vực phía Nam Biển Đông
» Bộ luật quốc tế về an ninh đối với thiết bị trên tàu và Cảng (ISPS) - chặng đường 5 năm phát triển
» Bộ luật hàng hải Việt Nam
» Van chuyen hang hoa SQQL
» Chìm Tàu Vân Đồn 02 tại khu vực phía Nam Biển Đông
» Bộ luật quốc tế về an ninh đối với thiết bị trên tàu và Cảng (ISPS) - chặng đường 5 năm phát triển
» Bộ luật hàng hải Việt Nam
» Van chuyen hang hoa SQQL
Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM :: HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ :: Luật hàng hải - Công ước quốc tế về hàng hải
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết