Chỉ dẫn khi vào không gian kín trên tàu dầu
Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM :: HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ :: Các trường hợp khẩn cấp trên biển
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chỉ dẫn khi vào không gian kín trên tàu dầu
Trên tàu biển, các thuyền viên thường xuyên phải làm việc trong các khu vực kín (két, hầm). Để đi vào một không gian kín thì phải có những thử nghiệm được tiến hành để xác định không gian kín đó có an toàn để đi vào hay không. Mối nguy hiểm về hô hấp từ một số nguồn có thể có trong không gian kín như hơi hydrocacbon, thiếu oxy, các chất độc như benzen, sunphuahydro có thể còn lại trong không gian do cặn bã của các hàng hoá khác nhau.
Đã có nhiều rủi ro dẫn đến chết người trong không gian kín của tàu dầu do đi vào không gian kín mà không có sự giám sát hoặc không tuân thủ quy trình đã thống nhất. Trong hầu hết các trường hợp này, cái chết có thể tránh được nếu tuân theo những chỉ dẫn đơn giản dưới đây. Việc nhanh chóng cứu người gục ngã trong không gian kín là việc đặc biệt nguy hiểm. Phản ứng tự nhiên của con người là hỗ trợ đồng nghiệp trong lúc gặp khó khăn, nhưng có thêm quá nhiều tử vong là không cần thiết xảy ra trong những cố gắng cứu người bột phát và sự chuẩn bị không tốt.
1. Khái quát về không gian kín:
Không gian kín là một không gian có lối vào chật hẹp không được thông gió thường xuyên và bầu không khí trong đó có thể nguy hiểm vì sự có mặt của khí hydrocacbon, các loại khí độc, khí trơ hoặc thiếu oxy. Không gian kín nói ở đây là các két hàng, két ballast, két nhiên liệu, két nước, két dầu nhờn, két chứa cặn dầu và dầu thải, két chứa nước vệ sinh, két cách ly, sống đáy tàu, các không gian và khoang rỗng, các ống hoặc các phụ kiện nối với một trong các không gian trên, ngoài ra còn bao gồm cả bầu lọc và bộ làm kín bằng nước của hệ thống khí trơ và các hạng mục khác của máy và thiết bị không được thông gió và đi vào thường xuyên như nồi hơi và cac-te máy chính.
2. Thử nghiệm bầu không khí trước khi đi vào không gian kín:
Chỉ được quyết định đi vào không gian kín sau khi đã thử nghiệm bầu không khí trong két một cách tổng thể từ ngoài vào trong với các thiết bị thử mới được kiểm định và hoạt động chính xác.
Điều quan trọng đối với thiết bị dùng để thử bầu không khí là:
• Phù hợp đối với yêu cầu của thử nghiệm
• Là kiểu được chấp nhận
• Được bảo dưỡng đúng
• Được thường xuyên kiểm tra đối chiếu với mẫu tiêu chuẩn
Phải thận trọng để duy trì mặt cắt đại diện của một khoang bằng việc lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau và qua càng nhiều lỗ đo trên mặt boong càng tốt. Khi tiến hành thử ở mức boong chính, việc thông gió phải ngừng lại và ít nhất sau 10 phút mới được tiến hành đo.
Việc thử nghiệm phải được tiến hành ngay trước khi bắt đầu công việc hoặc sau khi công việc bị gián đoạn hoặc bị ngừng. Phải lấy đủ mẫu để đảm bảo rằng các kết quả đo được là đại diện cho trạng thái của cả không gian kín đi vào.
3. Điều kiện để đi vào không gian kín:
Giấy cho phép vào không gian kín phải được Sỹ quan chịu trách nhiệm phát hành trước khi cho người vào không gian kín.
Những chú ý thích hợp phải được chỉ ra rõ ràng để hướng dẫn cho mọi người những biện pháp phòng ngừa phải tiến hành khi vào không gian kín và tất cả những hạn chế được đặt ra đối với công việc làm trong không gian kín đó.
Việc cho phép đi vào không gian kín sẽ bị mất hiệu lực khi việc thông gió cho không gian kín đó bị ngừng hoặc nếu có bất cứ điều kiện nào đã nêu trong danh mục kiểm tra bị thay đổi khác đi.
4. Quy trình đi vào không gian kín:
Không ai được vào không gian kín trừ khi giấy phép vào không gian kín được phát hành bởi sỹ quan có trách nhiệm. Trước khi phát hành giấy phép vào không gian kín, sỹ quan chịu trách nhiệm phải đảm bảo rằng:
• Đã tiến hành những kiểm tra thích hợp đối với bầu không khí: hàm lượng thể tích oxy là 21%, nồng độ hydrocacbon không quá 1% giới hạn cháy dưới LFL (Lower flammable limit) và không có khí độc hoặc các chất bẩn khác.
• Việc thông gió có hiệu quả phải được duy trì liên tục trong khi đang làm việc.
• Một dây cứu nạn và các dây đai phải sẵn sàng sử dụng ngay và để ở cửa vào không gian kín.
• Thiết bị thở với áp suất dương được chấp nhận và thiết bị hồi sức cấp cứu phải sẵn sàng để sử dụng ngay và được đặt ở cửa vào không gian kín.
• Nếu được, phải chuẩn bị sẵn một lối vào nữa để sử dụng thay thế trong trường hợp khẩn cấp.
• Một thuyền viên có trách nhiệm phải túc trực tại cửa vào không gian kín và liên lạc trực tiếp với sỹ quan có trách nhiệm. Những đường dây liên lạc để giải quyết các tình huống khẩn cấp phải được thiết lập rõ ràng và mọi người liên quan phải hiểu rõ.
5. Thiết bị bảo vệ hô hấp:
• Thiết bị thở có sẵn bình khí nén: Thiết bị này gồm một hoặc nhiều bình khí nén được gắn vào một khung và một dây đeo cho người sử dụng. Không khí cung cấp cho người sử dụng thông qua một mặt nạ có thể điều chỉnh và đảm bảo kín khí. Một đồng hồ chỉ báo áp suất khí trong bình và một còi báo động khi nguồn cấp khí xuống thấp.
• Thiết bị thở có ống dẫn không khí: Thiết bị thở có ống dẫn không khí cho phép thời gian sử dụng không khí nén dài hơn so với thiết bị có sẵn bình khí nén. Thiết bị này gồm một mặt nạ được cung cấp không khí qua một ống dẫn có đường kính nhỏ, ống này được dẫn ra ngoài không gian kín và được nối với bình khí nén hoặc một máy nén khí. Nếu sử dụng nguồn khí nén của tàu thì điều quan trọng là khí nén phải được lọc một cách thích hợp và phảI theo dõi chặt chẽ đối với các thành phần độc hại, nguy hiểm.
• Mặt nạ có hộp lọc khí: Mặt nạ này gồm một hộp nhỏ nối với mặt nạ, hộp này được thiết kế để lọc không khí của chất độc cụ thể. Những thiết bị kiểu này không bảo vệ được người sử dụng chống lại hơi hydrocacbon hoặc hơi độc khi có nồng độ vựơt quá mức thiết kế, hoặc khi thiếu oxy, và không được sử dụng thay cho thiết bị thở.
• Mặt nạ có ống khí (thiết bị thở với không khí sạch): Thiết bị này gồm một mặt nạ được cung cấp không khí bằng một đường ống có đường kính lớn nối với một bơm cánh quạt hoặc một quạt gió. Thiết bị này cồng kềnh và không có gioăng chống lại sự thâm nhập của khí gas. Mặc dù ta có thể thấy thiết bị này trên một số tàu nhưng được khuyến nghị rằng KHÔNG dùng nó cho việc vào không gian kín.
6. Cảnh báo khi vào các khu vực kín/hoặc nửa kín:
• Không được vào một két hoặc một hầm đã được đóng kín trong một thời gian, thậm chí kể cả khi nó không chứa các chất độc hại. Đầu tiên thông gió và có biện pháp kiểm tra đo đạc không có khí ga hoặc khí độc và đồng thời phải có đủ lượng ô xy cần thiết.
• Trong quá trình thực hiện công việc phải thường xuyên kiểm tra đo đạc.
• Không gian trong két và khu vực kín phải được xem như độc hại cho đến khi thiết bị đo cho biết nó hoàn toàn an toàn để đi vào. Các khu vực không phải loại này chỉ được vào khi có lệnh của sỹ quan chịu trách nhiệm. Nếu không chắc chắn rằng không gian không độc hại thì phải sử dụng thiết bị bảo vệ.
• Phải thu xếp hai người trợ giúp ở ngoài két hoặc hầm để cứu trợ và cứu nạn. Phải thoả thuận tín hiệu liên lạc với nhau trước.
• Sử dụng bảo hộ lao động được chấp thuận, dây an toàn và dây tín hiệu.
• Bảo đảm rằng sỹ quan trực ca đã được thông báo và giữ liên lạc với anh ta trong cả quá trình làm việc. Để pháo khói bên cạnh để sẵn sàng sử dụng.
• Nếu sự cố xẩy ra một trong những người trợ giúp phải nhanh chóng ấn còi báo động còn người kia đốt pháo khói và bắt đầu hành động cứu hộ. Nhiệm vụ khẩn cấp là phải cấp không khí cho người bị nạn và đưa anh ta khu vực thoáng gió.
• Tai nạn trong két và trong hầm có môi trường độc hại, vì vậy yêu cầu nhanh chóng tổ chức cứu hộ được đặt lên hàng đầu.
7. Làm việc trong không gian kín:
• Trước khi tiến hành công việc, phải kiểm tra để đảm bảo không có cáu cặn, cặn bẩn hoặc các vật liệu cháy ở xung quanh, những chất này nếu bị khuấy trộn hoặc bị gia nhiệt có thể bốc ra khí độc hoặc khí dễ cháy. Việc thông gió hiệu quả phảI được duy trì, và nếu được, thì chĩa thẳng trực tiếp vào khu vực làm việc.
• Bất cứ khi nào tháo mở bơm hàng, ống, van hoặc các giàn sấy, thì trước hết phải thông bằng nước. Tuy nhiên ngay cả khi đã thông bằng nước thì vẫn có thể còn sót một ít hàng và sau đó có thể sinh ra khí dễ cháy hoặc khí độc. Vì vậy phải tiến hành thêm công việc thử khí gas khi tháo mở các thiết bị dạng này.
• Phải đựng dụng cụ làm việc trong một túi bạt và thả xuống để tránh dụng cụ bị rơi gây nên tia lửa điện.
• Các đèn không được chấp nhận hoặc các thiết bị điện không an toàn thì không được đưa vào không gian kín
• Phải tiến hành thử khí gas và duy trì thông gió liên tục trong suốt thời gian làm công việc dọn bỏ cáu bùn ra khỏi không gian kín. Cần phải trang bị thiết bị phát hiện khí gas cá nhân cho những người tham gia công việc này.
• Khi tiến hành công việc nguội trong không gian kín, ngoài việc bầu không khí thoả mãn mà còn phải được cấp giấy phép làm việc. Ngoài ra còn phải dọn hết các cáu cặn bùn đất ra xa khỏi nơi làm việc. Khi tiến hành công việc nguội trong không gian kín trong lúc tàu đang cập cầu, thì còn phải hỏi ý kiến đại diện của cầu cảng vì có thể phải cần giấy cho phép của cầu cảng.
• Để có thể tiến hành làm công việc nóng trong không gian kín thì chỉ được làm khi tất cả các quy định an toàn đã được áp dụng và mọi yêu cầu an toàn thoả mãn và giấy cho phép làm công việc nóng đã được ban hành.
• Xuồng làm việc trong không gian kín phải là những xuồng có thể bơm phồng được chế tạo có chủ định và là kiểu được chấp nhận. Xuồng làm việc chỉ được sử dụng trong các két chứa nước ballast sạch, mức nước trong két phải hoặc là đứng yên hoặc là đang giảm xuống; không được mức nước trong két lên vì bất cứ lý do gì khi đang sử dụng xuồng trong két. Tất cả mọi người làm việc trên xuồng phải mặc áo phao cá nhân.
8. Hành động cứu nạn:
• Ấn chuông báo động cứu hoả để cảnh báo cho toàn bộ thuyền viên, và thông báo trên loa rằng hành động cứu nạn đang tiến hành ở đâu.
• Đội chống cháy tập hợp các thiết bị cứu hoả và sẵn sàng. Người cứu nạn phải tự mặc thiết bị cứu nạn càng nhanh càng tốt trước khi đến được tại vị trí tai nạn.
• Đội Kỹ thuật sử dụng thiết bị hiện có để cung cấp ánh sáng và cố gắng thông gió tại khu vực bị tai nạn;
• Hai người cứu nạn mặc thiết bị và kiểm tra lại các bình dưỡng khí của họ. Máy đèn sự cố phải sẵn sàng. Các người cứu nạn được buộc với dây cứu nạn và đội trưởng kiểm tra lại áp lực của bình và tính toán thời gian hành động cứu nạn.
• Hai người cứu nạn với dây an toàn chui vào khu vực bị nạn và mỗi dây có một người trợ giúp để nới dây hợp lý và bảo đảm an toàn. Thiết bị dự phòng phải đưa xuống ngay khi Người cứu nạn xuống đến đáy két, hầm. Những người cứu nạn khác phải sẵn sàng hành động. Thiết bị nâng với khung nâng được chuẩn bị và có người điều khiển
• Khi người bị nạn được tìm thấy hãy xem thử có cần điều trị tại chỗ không hoặc phải mang ra khỏi két. Không được thờ ơ dù là nhỏ nhất với người bị thương. Không lãng phí thời gian để cáng và đưa người bị thương đến vị trí cẩu và đặt lên khung cẩu. Nếu nhiều người bị thương thì đầu tiên ưu tiên người ở gần vị trí thiết bị nâng. Buộc dây thật chắc người bị thương trong quá trình nâng. Nếu vận chuyển quá khó khăn thì cử thêm người cứu nạn xuống hỗ trợ.
• Một người làm hiệu lệnh ở trên chỉ dẫn các người khác trong quá trình kéo lên. Nếu nhiều người bị thương thì phải bố trí thêm người cứu nạn xuống két để hỗ trợ việc vận chuyển.
• Một cáng phải sẵn sàng để vận chuyển tiếp theo sau khi sơ cứu. Hãy nhớ qui tắc sơ cứu: Thoáng gió – Nới lỏng – Hô hấp – Nhịp Tim và qui trình để hồi sức.
9. Thiết bị sau đây phải có để phục vụ hành động cứu nạn:
• Thiết bị bảo vệ thở với chai ô xy. Mặt nạ lọc chỉ được sử dụng trong các trường hợp đo chính xác lượng ôxy thích hợp.
• Áo bảo vệ khí gas nếu dự định sử dụng sẽ ngăn được hoá chất có thể xuất hiện làm hại đến da.
• Mũ bảo hộ với dây buộc cằm, găng tay có độ ma sát trên bề mặt lớn để tăng độ bám.
• Ủng chân chống trượt.
• Các dây an toàn, ít nhất là hai dây, có độ bền cao, nhiều khuyết móc để bảo vệ những người trèo xuống.
• Quạt cầm tay để thông gió tại khu vực nguy hiểm.
• Cáng hơi được trang bị dây treo và móc để cẩu, ít nhất là hai cái với nhiều khuyết móc.
• Khung cẩu trang bị vai chịu lực và dây buộc, hoặc khung an toàn.
• Đèn pin chịu nhiệt, dầu, nước và chống nổ
• Bình ô xy cho người sóng sót.
• Thiết bị sơ cứu để điều trị ban đầu cho người được cứu sống.
• Cáng để vận chuyển sau sơ cứu.
Chỉ sau khi thông qua việc thực tập trên thực tế mới có thể quyết định được loại thiết bị nào cần thiết cho mỗi tàu.
Khi một tai nạn liên quan đến thương vong đối với con người xảy ra trong không gian kín, việc đầu tiên là phải rung chuông báo động. Mặc dù tốc độ thường là vấn đề sống còn của vấn đề cứu mạng sống, nhưng các hoạt động cấp cứu không được cố làm khi mà các thiết bị và sự trợ giúp cần thiết chưa được tập trung đầy đủ. Có rất nhiều ví dụ về tổn thất sinh mạng vì hấp tấp, cố cứu người trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ.
Việc tổ chức ngay từ đầu có giá trị rất lớn trong phản ứng nhanh và có hiệu quả. Dây cứu mạng, thiết bị thở, thiết bị hồi sức và thiết bị cấp cứu khác phải luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng và phải có sẵn một đội cấp cứu đã được đào tạo. các luật lệ về tín hiệu phải được thống nhất từ trước.
Sỹ quan trực cấp cứu phải luôn ở ngoài khu vực mà tại đó có thể thực hiện được việc kiểm soát hiệu quả nhất.
Quan trọng nhất là mỗi thành viên của đội cấp cứu phải biết cái gì có thể xảy ra và phải thường xuyên tiến hành luyện tập cấp cứu người ra khỏi không gian kín.
Đã có nhiều rủi ro dẫn đến chết người trong không gian kín của tàu dầu do đi vào không gian kín mà không có sự giám sát hoặc không tuân thủ quy trình đã thống nhất. Trong hầu hết các trường hợp này, cái chết có thể tránh được nếu tuân theo những chỉ dẫn đơn giản dưới đây. Việc nhanh chóng cứu người gục ngã trong không gian kín là việc đặc biệt nguy hiểm. Phản ứng tự nhiên của con người là hỗ trợ đồng nghiệp trong lúc gặp khó khăn, nhưng có thêm quá nhiều tử vong là không cần thiết xảy ra trong những cố gắng cứu người bột phát và sự chuẩn bị không tốt.
1. Khái quát về không gian kín:
Không gian kín là một không gian có lối vào chật hẹp không được thông gió thường xuyên và bầu không khí trong đó có thể nguy hiểm vì sự có mặt của khí hydrocacbon, các loại khí độc, khí trơ hoặc thiếu oxy. Không gian kín nói ở đây là các két hàng, két ballast, két nhiên liệu, két nước, két dầu nhờn, két chứa cặn dầu và dầu thải, két chứa nước vệ sinh, két cách ly, sống đáy tàu, các không gian và khoang rỗng, các ống hoặc các phụ kiện nối với một trong các không gian trên, ngoài ra còn bao gồm cả bầu lọc và bộ làm kín bằng nước của hệ thống khí trơ và các hạng mục khác của máy và thiết bị không được thông gió và đi vào thường xuyên như nồi hơi và cac-te máy chính.
2. Thử nghiệm bầu không khí trước khi đi vào không gian kín:
Chỉ được quyết định đi vào không gian kín sau khi đã thử nghiệm bầu không khí trong két một cách tổng thể từ ngoài vào trong với các thiết bị thử mới được kiểm định và hoạt động chính xác.
Điều quan trọng đối với thiết bị dùng để thử bầu không khí là:
• Phù hợp đối với yêu cầu của thử nghiệm
• Là kiểu được chấp nhận
• Được bảo dưỡng đúng
• Được thường xuyên kiểm tra đối chiếu với mẫu tiêu chuẩn
Phải thận trọng để duy trì mặt cắt đại diện của một khoang bằng việc lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau và qua càng nhiều lỗ đo trên mặt boong càng tốt. Khi tiến hành thử ở mức boong chính, việc thông gió phải ngừng lại và ít nhất sau 10 phút mới được tiến hành đo.
Việc thử nghiệm phải được tiến hành ngay trước khi bắt đầu công việc hoặc sau khi công việc bị gián đoạn hoặc bị ngừng. Phải lấy đủ mẫu để đảm bảo rằng các kết quả đo được là đại diện cho trạng thái của cả không gian kín đi vào.
3. Điều kiện để đi vào không gian kín:
Giấy cho phép vào không gian kín phải được Sỹ quan chịu trách nhiệm phát hành trước khi cho người vào không gian kín.
Những chú ý thích hợp phải được chỉ ra rõ ràng để hướng dẫn cho mọi người những biện pháp phòng ngừa phải tiến hành khi vào không gian kín và tất cả những hạn chế được đặt ra đối với công việc làm trong không gian kín đó.
Việc cho phép đi vào không gian kín sẽ bị mất hiệu lực khi việc thông gió cho không gian kín đó bị ngừng hoặc nếu có bất cứ điều kiện nào đã nêu trong danh mục kiểm tra bị thay đổi khác đi.
4. Quy trình đi vào không gian kín:
Không ai được vào không gian kín trừ khi giấy phép vào không gian kín được phát hành bởi sỹ quan có trách nhiệm. Trước khi phát hành giấy phép vào không gian kín, sỹ quan chịu trách nhiệm phải đảm bảo rằng:
• Đã tiến hành những kiểm tra thích hợp đối với bầu không khí: hàm lượng thể tích oxy là 21%, nồng độ hydrocacbon không quá 1% giới hạn cháy dưới LFL (Lower flammable limit) và không có khí độc hoặc các chất bẩn khác.
• Việc thông gió có hiệu quả phải được duy trì liên tục trong khi đang làm việc.
• Một dây cứu nạn và các dây đai phải sẵn sàng sử dụng ngay và để ở cửa vào không gian kín.
• Thiết bị thở với áp suất dương được chấp nhận và thiết bị hồi sức cấp cứu phải sẵn sàng để sử dụng ngay và được đặt ở cửa vào không gian kín.
• Nếu được, phải chuẩn bị sẵn một lối vào nữa để sử dụng thay thế trong trường hợp khẩn cấp.
• Một thuyền viên có trách nhiệm phải túc trực tại cửa vào không gian kín và liên lạc trực tiếp với sỹ quan có trách nhiệm. Những đường dây liên lạc để giải quyết các tình huống khẩn cấp phải được thiết lập rõ ràng và mọi người liên quan phải hiểu rõ.
5. Thiết bị bảo vệ hô hấp:
• Thiết bị thở có sẵn bình khí nén: Thiết bị này gồm một hoặc nhiều bình khí nén được gắn vào một khung và một dây đeo cho người sử dụng. Không khí cung cấp cho người sử dụng thông qua một mặt nạ có thể điều chỉnh và đảm bảo kín khí. Một đồng hồ chỉ báo áp suất khí trong bình và một còi báo động khi nguồn cấp khí xuống thấp.
• Thiết bị thở có ống dẫn không khí: Thiết bị thở có ống dẫn không khí cho phép thời gian sử dụng không khí nén dài hơn so với thiết bị có sẵn bình khí nén. Thiết bị này gồm một mặt nạ được cung cấp không khí qua một ống dẫn có đường kính nhỏ, ống này được dẫn ra ngoài không gian kín và được nối với bình khí nén hoặc một máy nén khí. Nếu sử dụng nguồn khí nén của tàu thì điều quan trọng là khí nén phải được lọc một cách thích hợp và phảI theo dõi chặt chẽ đối với các thành phần độc hại, nguy hiểm.
• Mặt nạ có hộp lọc khí: Mặt nạ này gồm một hộp nhỏ nối với mặt nạ, hộp này được thiết kế để lọc không khí của chất độc cụ thể. Những thiết bị kiểu này không bảo vệ được người sử dụng chống lại hơi hydrocacbon hoặc hơi độc khi có nồng độ vựơt quá mức thiết kế, hoặc khi thiếu oxy, và không được sử dụng thay cho thiết bị thở.
• Mặt nạ có ống khí (thiết bị thở với không khí sạch): Thiết bị này gồm một mặt nạ được cung cấp không khí bằng một đường ống có đường kính lớn nối với một bơm cánh quạt hoặc một quạt gió. Thiết bị này cồng kềnh và không có gioăng chống lại sự thâm nhập của khí gas. Mặc dù ta có thể thấy thiết bị này trên một số tàu nhưng được khuyến nghị rằng KHÔNG dùng nó cho việc vào không gian kín.
6. Cảnh báo khi vào các khu vực kín/hoặc nửa kín:
• Không được vào một két hoặc một hầm đã được đóng kín trong một thời gian, thậm chí kể cả khi nó không chứa các chất độc hại. Đầu tiên thông gió và có biện pháp kiểm tra đo đạc không có khí ga hoặc khí độc và đồng thời phải có đủ lượng ô xy cần thiết.
• Trong quá trình thực hiện công việc phải thường xuyên kiểm tra đo đạc.
• Không gian trong két và khu vực kín phải được xem như độc hại cho đến khi thiết bị đo cho biết nó hoàn toàn an toàn để đi vào. Các khu vực không phải loại này chỉ được vào khi có lệnh của sỹ quan chịu trách nhiệm. Nếu không chắc chắn rằng không gian không độc hại thì phải sử dụng thiết bị bảo vệ.
• Phải thu xếp hai người trợ giúp ở ngoài két hoặc hầm để cứu trợ và cứu nạn. Phải thoả thuận tín hiệu liên lạc với nhau trước.
• Sử dụng bảo hộ lao động được chấp thuận, dây an toàn và dây tín hiệu.
• Bảo đảm rằng sỹ quan trực ca đã được thông báo và giữ liên lạc với anh ta trong cả quá trình làm việc. Để pháo khói bên cạnh để sẵn sàng sử dụng.
• Nếu sự cố xẩy ra một trong những người trợ giúp phải nhanh chóng ấn còi báo động còn người kia đốt pháo khói và bắt đầu hành động cứu hộ. Nhiệm vụ khẩn cấp là phải cấp không khí cho người bị nạn và đưa anh ta khu vực thoáng gió.
• Tai nạn trong két và trong hầm có môi trường độc hại, vì vậy yêu cầu nhanh chóng tổ chức cứu hộ được đặt lên hàng đầu.
7. Làm việc trong không gian kín:
• Trước khi tiến hành công việc, phải kiểm tra để đảm bảo không có cáu cặn, cặn bẩn hoặc các vật liệu cháy ở xung quanh, những chất này nếu bị khuấy trộn hoặc bị gia nhiệt có thể bốc ra khí độc hoặc khí dễ cháy. Việc thông gió hiệu quả phảI được duy trì, và nếu được, thì chĩa thẳng trực tiếp vào khu vực làm việc.
• Bất cứ khi nào tháo mở bơm hàng, ống, van hoặc các giàn sấy, thì trước hết phải thông bằng nước. Tuy nhiên ngay cả khi đã thông bằng nước thì vẫn có thể còn sót một ít hàng và sau đó có thể sinh ra khí dễ cháy hoặc khí độc. Vì vậy phải tiến hành thêm công việc thử khí gas khi tháo mở các thiết bị dạng này.
• Phải đựng dụng cụ làm việc trong một túi bạt và thả xuống để tránh dụng cụ bị rơi gây nên tia lửa điện.
• Các đèn không được chấp nhận hoặc các thiết bị điện không an toàn thì không được đưa vào không gian kín
• Phải tiến hành thử khí gas và duy trì thông gió liên tục trong suốt thời gian làm công việc dọn bỏ cáu bùn ra khỏi không gian kín. Cần phải trang bị thiết bị phát hiện khí gas cá nhân cho những người tham gia công việc này.
• Khi tiến hành công việc nguội trong không gian kín, ngoài việc bầu không khí thoả mãn mà còn phải được cấp giấy phép làm việc. Ngoài ra còn phải dọn hết các cáu cặn bùn đất ra xa khỏi nơi làm việc. Khi tiến hành công việc nguội trong không gian kín trong lúc tàu đang cập cầu, thì còn phải hỏi ý kiến đại diện của cầu cảng vì có thể phải cần giấy cho phép của cầu cảng.
• Để có thể tiến hành làm công việc nóng trong không gian kín thì chỉ được làm khi tất cả các quy định an toàn đã được áp dụng và mọi yêu cầu an toàn thoả mãn và giấy cho phép làm công việc nóng đã được ban hành.
• Xuồng làm việc trong không gian kín phải là những xuồng có thể bơm phồng được chế tạo có chủ định và là kiểu được chấp nhận. Xuồng làm việc chỉ được sử dụng trong các két chứa nước ballast sạch, mức nước trong két phải hoặc là đứng yên hoặc là đang giảm xuống; không được mức nước trong két lên vì bất cứ lý do gì khi đang sử dụng xuồng trong két. Tất cả mọi người làm việc trên xuồng phải mặc áo phao cá nhân.
8. Hành động cứu nạn:
• Ấn chuông báo động cứu hoả để cảnh báo cho toàn bộ thuyền viên, và thông báo trên loa rằng hành động cứu nạn đang tiến hành ở đâu.
• Đội chống cháy tập hợp các thiết bị cứu hoả và sẵn sàng. Người cứu nạn phải tự mặc thiết bị cứu nạn càng nhanh càng tốt trước khi đến được tại vị trí tai nạn.
• Đội Kỹ thuật sử dụng thiết bị hiện có để cung cấp ánh sáng và cố gắng thông gió tại khu vực bị tai nạn;
• Hai người cứu nạn mặc thiết bị và kiểm tra lại các bình dưỡng khí của họ. Máy đèn sự cố phải sẵn sàng. Các người cứu nạn được buộc với dây cứu nạn và đội trưởng kiểm tra lại áp lực của bình và tính toán thời gian hành động cứu nạn.
• Hai người cứu nạn với dây an toàn chui vào khu vực bị nạn và mỗi dây có một người trợ giúp để nới dây hợp lý và bảo đảm an toàn. Thiết bị dự phòng phải đưa xuống ngay khi Người cứu nạn xuống đến đáy két, hầm. Những người cứu nạn khác phải sẵn sàng hành động. Thiết bị nâng với khung nâng được chuẩn bị và có người điều khiển
• Khi người bị nạn được tìm thấy hãy xem thử có cần điều trị tại chỗ không hoặc phải mang ra khỏi két. Không được thờ ơ dù là nhỏ nhất với người bị thương. Không lãng phí thời gian để cáng và đưa người bị thương đến vị trí cẩu và đặt lên khung cẩu. Nếu nhiều người bị thương thì đầu tiên ưu tiên người ở gần vị trí thiết bị nâng. Buộc dây thật chắc người bị thương trong quá trình nâng. Nếu vận chuyển quá khó khăn thì cử thêm người cứu nạn xuống hỗ trợ.
• Một người làm hiệu lệnh ở trên chỉ dẫn các người khác trong quá trình kéo lên. Nếu nhiều người bị thương thì phải bố trí thêm người cứu nạn xuống két để hỗ trợ việc vận chuyển.
• Một cáng phải sẵn sàng để vận chuyển tiếp theo sau khi sơ cứu. Hãy nhớ qui tắc sơ cứu: Thoáng gió – Nới lỏng – Hô hấp – Nhịp Tim và qui trình để hồi sức.
9. Thiết bị sau đây phải có để phục vụ hành động cứu nạn:
• Thiết bị bảo vệ thở với chai ô xy. Mặt nạ lọc chỉ được sử dụng trong các trường hợp đo chính xác lượng ôxy thích hợp.
• Áo bảo vệ khí gas nếu dự định sử dụng sẽ ngăn được hoá chất có thể xuất hiện làm hại đến da.
• Mũ bảo hộ với dây buộc cằm, găng tay có độ ma sát trên bề mặt lớn để tăng độ bám.
• Ủng chân chống trượt.
• Các dây an toàn, ít nhất là hai dây, có độ bền cao, nhiều khuyết móc để bảo vệ những người trèo xuống.
• Quạt cầm tay để thông gió tại khu vực nguy hiểm.
• Cáng hơi được trang bị dây treo và móc để cẩu, ít nhất là hai cái với nhiều khuyết móc.
• Khung cẩu trang bị vai chịu lực và dây buộc, hoặc khung an toàn.
• Đèn pin chịu nhiệt, dầu, nước và chống nổ
• Bình ô xy cho người sóng sót.
• Thiết bị sơ cứu để điều trị ban đầu cho người được cứu sống.
• Cáng để vận chuyển sau sơ cứu.
Chỉ sau khi thông qua việc thực tập trên thực tế mới có thể quyết định được loại thiết bị nào cần thiết cho mỗi tàu.
Khi một tai nạn liên quan đến thương vong đối với con người xảy ra trong không gian kín, việc đầu tiên là phải rung chuông báo động. Mặc dù tốc độ thường là vấn đề sống còn của vấn đề cứu mạng sống, nhưng các hoạt động cấp cứu không được cố làm khi mà các thiết bị và sự trợ giúp cần thiết chưa được tập trung đầy đủ. Có rất nhiều ví dụ về tổn thất sinh mạng vì hấp tấp, cố cứu người trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ.
Việc tổ chức ngay từ đầu có giá trị rất lớn trong phản ứng nhanh và có hiệu quả. Dây cứu mạng, thiết bị thở, thiết bị hồi sức và thiết bị cấp cứu khác phải luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng và phải có sẵn một đội cấp cứu đã được đào tạo. các luật lệ về tín hiệu phải được thống nhất từ trước.
Sỹ quan trực cấp cứu phải luôn ở ngoài khu vực mà tại đó có thể thực hiện được việc kiểm soát hiệu quả nhất.
Quan trọng nhất là mỗi thành viên của đội cấp cứu phải biết cái gì có thể xảy ra và phải thường xuyên tiến hành luyện tập cấp cứu người ra khỏi không gian kín.
Similar topics
» Thêm một tàu bị chìm trên biển
» Tàu Hùng Cường 168 gặp sự cố trên biển
» Chìm Tàu Vân Đồn 02 tại khu vực phía Nam Biển Đông
» Bộ luật quốc tế về an ninh đối với thiết bị trên tàu và Cảng (ISPS) - chặng đường 5 năm phát triển
» LIỆU TMSA CÓ LÀM CHO VETTING TÀU DẦU TRỞ NÊN KHÔNG CẦN THIẾT? (Phần 2)
» Tàu Hùng Cường 168 gặp sự cố trên biển
» Chìm Tàu Vân Đồn 02 tại khu vực phía Nam Biển Đông
» Bộ luật quốc tế về an ninh đối với thiết bị trên tàu và Cảng (ISPS) - chặng đường 5 năm phát triển
» LIỆU TMSA CÓ LÀM CHO VETTING TÀU DẦU TRỞ NÊN KHÔNG CẦN THIẾT? (Phần 2)
Diễn đàn lớp HH07B - Khoa hàng hải - ĐH GTVT TPHCM :: HÀNG HẢI NGHIỆP VỤ :: Các trường hợp khẩn cấp trên biển
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết